++ ++ THÂN MẾN CHÀO CÁC BẠN ++ ++

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009

Đưa em vào hạ






ĐƯA EM VÀO HẠ .

Trầm Tử Thiêng.


Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày
Qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá
Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói
Đứa bé nhìn cha đang chờ giặc dưới giao thông hào

Tìm về xa xôi em sẽ thương những vùng đất lở sông bồi
Bạn bè em giờ đây người sương người gió
Chí cả trót mang nên chẳng cần về thăm trường cũ
Có đứa từ lâu nay vẫn còn đi biệt chưa về

Quê hương đau, nắng hạ cũng buồn
Nước sông ngăn đôi sơn hà còn gì em còn gì đâu
Mùa hạ qua mau đi nữa đi anh trên con đường quê hương mịt mùng
Thương những chiều nắng dọi bờ sông

Mùa hè năm nay anh sẽ ru em tròn giấc ngủ trên ngàn
Em nằm mê mà nghe niềm tâm sự réo
Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khói lửa ấm
Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình

Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em vòng khắp cả hý trường
Nghe người ca bài ca lời thương lời nhớ
Chén tiễn chén đưa cho rã rời một đêm hẹn ước
Rước áo tìm vui nơi chiến trường có bạn có thù

Thương em đi gót nhẹ chân mềm
Bước trên quê hương điêu tàn
Lặng nhìn em bồi hồi thêm
Dù hạ qua mau anh vẫn đưa em cuối con đường quê hương bùn mềm
Thương những người giết giặc ngày đêm
 

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2009

The Metamorphosis - HÓA THÂN

Rating:★★★★★
Category:Books
Genre: Literature & Fiction
Author:KAFKA
Truyện HÓA THÂN.
( Franz Kafka - 1883 - 1924 )

****

Nhân vật (nam)chính của truyện là Gregor Samsa , một hôm sau khi ngủ dậy, bỗng hốt hoảng mệt nhọc từ một giấc mơ thấy mình bị hóa thành một con sâu khổng lồ - và do đó ông trở thành một đối tượng của hổ thẹn cho gia đình, một người ngoài cuộc trong nhà riêng của ông....
Hóa sâu ở đây được ví như là một hiện tượng tha hóa, tức là bị biến thành cái khác, không còn là chính mình.
Văn chương của Kafka là loại văn chương biểu tượng. Con sâu trong câu chuyện - theo một điểm nhìn huyền thoại của người viết - được coi như sự thui chột của nhân tính. Con người sống trong cái xã hội thu nhỏ là gia đình, trong một cái xã hội khác rộng lớn hơn, họ chính là những con người bình thường nhưng do làm việc quá sức, đến nỗi trở thành người bệnh, họ phát ốm lên vì cuộc sống máy móc trong xã hội, cũng chẳng khác nào như một con sâu...( kinh Talmud của Do Thái có câu :" Chung cuộc...tất cả chúng ta đều hóa thành sâu bọ..." ) .
Giọng văn châm biếm của tác giả nhấn mạnh đến một ý nghĩa khác : Con người dần dần đánh mất tính người, sống không còn ra con người, họ trở nên không có trí óc, không có trái tim, không có chủ kiến..v.v..
Người hóa sâu là một sản phẩm của xã hội hiện đại, con người dường như không còn quan tâm đến phẩm giá con người của mình, mà chỉ lo làm sao cho vừa lòng cấp trên....Kafka đã vẽ nên chân dung của những con người sâu bọ, mất dần tính người...chỉ còn biết phục tùng ngu xuẫn, không còn tư duy....mà hầu như nó hoàn toàn ứng nghiệm với chân dung của con người thế kỷ XX....Rõ ràng Kafka có cái nhìn của một người tiên tri...Ông cho rằng con người không hiểu con người nhưng cứ phải làm theo nó một cách hết sức phi lý....
Những tác phẩm của Kafka đều là huyền thoại về con người, những văn phẩm của Kafka là một phương pháp huyền thoại mới của thời hiện đại, tức là nhìn những sự kiện hiện đại như một huyền thoại....The Metamorphosis - HÓA THÂN - là một truyện dạng "Dĩ huyễn độ chân" - tạo ra một yếu tố không có để đạt được tính chân thực, xây dựng một không gian ảo, một thế giới ảo để nhằm đạt độ chân thực cao nhất - Một đặc trưng của văn chương Kafka....

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009

NHỚ NHỮNG BÀI THƠ HAY HỒI ĐI HỌC...LẠI THẤY RƯNG RƯNG NHỚ TẾ HANH...

Nhà thơ Tế Hanh đã qua đời lúc 12g ngày hôm nay (16-7) tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não.

Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20-6-1921, tại thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thuở nhỏ học trường làng, trường huyện sau ra học tại trường Quốc học Huế.

Ông sáng tác thơ từ sớm và đã đứng trong phong trào Thơ mới với tập Nghẹn ngào giành giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn.

Tình yêu Quê hương là đề tài xuyên suốt đời thơ TẾ HANH
Bài thơ Quê Hương (1939) ông viết  khi ông đang học ở Huế là một bài thơ rất giàu những hình ảnh đẹp về nghề chài lưới và về những làng chài thân thuộc cuả quê hương,cùng những cảnh lao động cuả ngư dân miền biển...Đó là hình ảnh quê hương và cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá - Cảnh đón đoàn thuyền trở về - Và nỗi nhớ quê hương...

tauca


 

QUÊ HƯƠNG .
TẾ HANH


Chim bay dọc biển đem tin cá
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới :
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cách buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió .

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe",
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !

TẾ HANH (1939)




Một bài thơ khác, cuả tác giả HUY CẬN, bài thơ này thời đó tôi chưa biết, nhưng tôi thấy hay và rất thích .Bài này được dạy trong chương trình môn Văn lớp 9 -THCS ...và nhiều năm được chọn làm đề thi tốt nghiệp cuối cấp - chắc hẳn là rất nhiều học sinh bây giờ cũng vẫn còn nhớ...



ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ .

Huy Cận

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Hát rằng : Cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi !

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.


Cá nhụ,cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long .


Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào .

Sao mờ,kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Hồng Gai , tháng 10- 1958


PS:

- " Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào ."

- "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe",
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

- hic ! hic! ...

 

babui_062009_18

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2009

TẢN MẠN VỀ MỘT NGHỀ .... NGUY HIỂM ! (HIC! HIC!)

Nhân những sự kiện gần đây xảy ra trong làng Báo VN , (BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM , hok phải báo chí Tư Bản dảy chết, hê hê...), tìm hiểu thử một vài ý kiến về nghề báo cuả phe Tư bản -coi sao họ dảy hoài mờ ...hổng chết....


(trích)

“Nhà báo là vọng gác trên con tàu đất nước. Anh là người nhìn xuyên qua sương mù và bão táp để báo động hiểm nguy phía trước… Anh đứng đó để canh chừng cho sự an toàn và hạnh phúc của những người đặt niềm tin vào anh”.

- Joseph Pulitzer, 1904.

hờ hờ...Quan điểm cuả Pulitzer về nghề báo hay quá he?

..... Chính quan điểm cuả Pulitzer về nghề báo đã làm ông thắng được những người coi báo chí là một phương tiện kiếm tiền bạc hoặc một vài kỹ thuật trần trụi (bald technique) do những con buôn ít học thực hành dưới sự hướng dẫn cuả một toà soạn hùng mạnh.......( John Hohenberg)

…Những ký giả có khả năng và lương tâm thường có khuynh hướng đòi hỏi những giá trị hẳn hoi và đức tính thận trọng trong công việc nhiều hơn những người hành nghề khác.Tính hoài nghi là một đặc điểm cuả nghề báo.Không một tổ chức làm tin nào có thể tồn tại lâu dài, nếu nó cứ liên tục tự mãn với những sự việc như đã xảy ra. Nếu nó không đào sâu những biến cố để tìm hiểu và nếu nó cứ thờ ơ với công việc báo trước cho dân chúng biết những dấu hiệu suy yếu cuả xã hội. Đổi thay là luật tối thượng cuả nghề báo.


* * * * * * * * * * *

…..Trong những năm hậu bán cuả thế kỷ 19, khi nghề báo còn giản dị và ít nguy hiểm hơn, khi ký giả chỉ dùng giấy nháp, bút chì và các đường dây(điện thoại-điện tín) để phục vụ báo chí, vì đó là nguồn duy nhất cung cấp tất cả các tin tức , người ta có thể nói rằng ký giả là một chiếc máy ghi các sự kiện một cách khách quan, không hơn không kém.Thế mà, ngay cả khi đó, người ký giả cũng không chịu hạn chế mình trong vai trò tầm thường như vậy. Anh trình bày khía cạnh xấu xa cuả thành phố, sự thống trị bóc lột cuả những guồng máy chính trị tham nhũng, sự kiếm lời tàn nhẫn cuả những độc quyền đại kỹ nghệ và những thảm cảnh cuả con người phải chịu đựng.


Do đó, khó có một ký giả có hạng nào ngày nay lại chỉ bằng lòng phục vụ như một người ghi nhận sự kiện trong những ngày đen tối và xấu xa này.Một khi đã đạt được mức chuyên nghiệp, ký giả không còn đơn thuần là một người quan sát thời cuộc, một dụng cụ truyền đạt những sự kiện có hoặc không có sự thật bên trong . Bổn phận cuả anh còn là vạch trần sự phức tạp cuả đời sống, cố gắng giải thích cho công chúng biết ý nghĩa cuả các tin tức, cũng như tường thuật các biến cố.Như vậy, người ký giả lần lượt trở thành một phóng viên (a reporter), một nhà phân tích (an analyst),một người bình giải (an interpreter), và đôi khi lại là một tham dự viên hoạt động trong lịch sử cuả thời đại chúng ta..

(JOHN HOHENBERG - The professional journalist)

 


pulitzer



Thứ Ba, 3 tháng 3, 2009

Nhật ký xem phim

Mới được xem một số phim tài liệu sinh viên: ( Khoa Đạo Diễn điện ảnh & Truyền Hình TC. K2- Trường CĐSKĐA TPHCM - Ngày 31/03/2008)

ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI
MỘT KHÚC SÔNG TRÀ
TRỌNG VÀ ÔNG NGỌAI
XƠ NHUNG
PHAO CỨU SINH
MẸ ƠI!
PHƯƠNG KHÙNG
NGHIỆP DIỄN VIÊN
NÉT PHẤN TỪ HẠNH
NGÔI NHÀ 150 NGƯỜI
NGHỆ SĨ HỮU THÀNH
MẠCH NỐI
TIẾNG ĐÀN BẦU
TRÊN ĐỈNH MỒ CÔI

**********

Trong 14 phim nói trên, tựu trung đều là những cách nhìn lạc quan về cuộc sống thực tế đời thường, ở trong những thước phim thô mộc đó , ta sẽ thấy rất nhiều..rất nhiều những con người bình dị mà cao c ả, và cái cao cả của họ đã thấy tóat lên trong cái đơn giản hết sức bình dị.....
Phương khùng là một trong những câu chuyện đời thường, giản dị, chân thật và mộc mạc đến xúc động lòng người như vậy...phim đã xứng đáng với giải thưởng Cánh diều vàng duy nhất của Hội Điện Ảnh VN-2007.

** "Phương khùng" - phim ngắn, nhưng đầy xót đắng ( báo NLĐ )

"Trong thế giới của người khùng, dường như không có sự mỉa mai, cho dù họ nhận sự mỉa mai từ phía người "khôn". Mở đầu cho phim là một câu "triết lý" như thế của Nguyễn Anh Tuấn. Phim không có lời bình, người xem chỉ "đi theo" dấu chân tác giả cùng nhân vật của mình. Hết lặn biển để kiếm cua cá qua ngày, Phương chuyển sang mò sắt vụn, tối trở về trú trong một góc chợ tồi tàn cùng những người đồng cảnh. Thân mình lo chưa xong, Phương "khùng" còn "bao cơm" luôn một người cùng cảnh là Bình "điên" và cu Trung 13 tuổi mồ côi. Nguyễn Anh Tuấn đã khai thác triệt để cái phần lóe sáng, phần minh triết nhất của nhân vật bằng những cú bấm máy vừa tinh tế, lại vừa hồn nhiên.

Không một lời bình, nhưng những gì mà Phương "khùng" cùng những người hàng xóm tốt bụng ở Sa Huỳnh đối xử với nhau đã nói lên tất cả. "Tôi mong dành dụm ít tiền làm vốn để khi già về quê đi bán vé số. Nếu có chết thì cũng chết ở quê mình" - Phương "khùng" đã nói những câu không hề "khùng" chút nào như thế với tác giả. Đó cũng là một thông điệp khác mà Nguyễn Anh Tuấn muốn gửi đến người xem.

Về cách sống thật thà, chất phác của Phương - một người đàn ông 45 tuổi , cho dù hơi hơi có vẻ gì như bị ...khìn khìn này , bởi anh vẫn biết người đời thường trêu chọc mình bằng cái tên gọi Phương khùng, hơi ý mỉa mai-nhưng anh không bao giờ lấy đó làm điều...mà vẫn vui vẻ, vẫn hồn nhiên ,vẫn tận tụy sống ...làm người tử tế.Ta sẽ thấy là cách sống đó luôn được sự yêu mến của mọi người xung quanh...Những con người bất hạnh nhưng vẫn giữ được phẩm giá, và hơn hết họ luôn tự lực bản thân để sống...

Hãy nghe những lời bộc bạch chân thành của anh :

..." VÀ ĐI ĐÂU THÌ GIÀ CŨNG NÊN TRỞ VỀ QUÊ HƯƠNG MÌNH "....

Sâu thẳm trong con người bị gọi là "khùng" ấy là một tâm hồn biết yêu thương, biết cưu mang những người cùng cảnh ngộ, biết vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận để tồn tại với một ước mơ đơn giản: "mong dành dụm ít tiền để khi già về quê bán vé số".(về nơi cha mình, mẹ mình, ông ngọai mình đã từng sống và chết ở đó--> theo lời kể của Anh ) câu chuyện phim được diễn giải bằng hình ảnh rất xúc động về một nhân vật tuy bị thiệt thòi nhiều trong cuộc sống, bị coi như một con người ...không bình thường , nhưng biết sống ra một con người, mà theo tôi : so với anh, thì nhân cách của một số người được coi là khôn ngoan, là thông minh tài giỏi...vẫn kém anh xa.!!!

** Những câu chuyện khác, ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI , nói về nghị lực của một người thanh niên tàn nhưng không phế...Anh tên VINH, bị tai nạn từ nhỏ nên chỉ còn một cánh tay, anh đi dạy học kiếm sống, dạy đàn cho trẻ em trường mù, và anh còn là một nghệ sĩ đàn GUITARE và HARMONICA rất điêu luyện, thể hiện những tình khúc Trịnh Công Sơn thật tuyệt vời không hề thua kém những nghệ sĩ khác, anh đã sống bằng chính khả năng vươn lên của mình, bằng chính sức lao động chân chính của một người khuyết tật...Những lời hát của anh và đám học trò mù nhỏ bé trong phim cứ mênh mang trong lời ru của gió : " Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi...để gió cuốn đi...để gió cuốn đi...."

** Phim MỘT KHÚC SÔNG TRÀ - Hình ảnh con sông quê hương trong lòng tác giả vẫn luôn đậm dấu ấn của một làng quê nghèo, nhưng con người sống bình dị, vất vả khổ cực, lao động chăm chỉ, kiếm sống từng ngày, từng ngày, với những nghề thời vụ như đãi sỏi cát, mò cua bắt ốc, đánh bắt cá tôm...nhưng cái tình đối với nhau là hết sức chân thật, hết sức nghĩa tình...như người vợ trong phim luôn luôn gắn bó với người chồngcủa mình, trong mối duyên nghèo khó..."đi đâu cho thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cũng cam "...

** Phim TRỌNG VÀ ÔNG NGỌAI, kể về một người ông ngọai hết lòng thương yêu, chăm sóc cho đứa cháu bất hạnh bị chính cha mẹ ruột bỏ rơi, dù rằng chính ông cũng không đủ sức khỏe để tự lo cho bản thân ông vì tuổi già, sức yếu, nhưng tình thương cháu đã khiến cho ông làm được tất cả mọi việc lao động kiếm sống nặng nhọc như chặt cây kiếm củi, trồng trọt, hái lượm, cơm nước, giặt giũ ...cho cháu ông được yên tâm học hành...khi cháu vào học nội trú ...xa nhà, những lúc tranh thủ về thăm ông, làm thay ông những công việc nặng nhọc, chăm sóc sức khỏe cho ông mình....lúc phải trở về trường, bước chân chàng trai nghèo khó ấy nặng nề như không thể cất lên được, vì những nỗi niềm lo toan cho ông ngọai phải vò vỏ một mình khi vắng cháu...Những lúc hàn huyên ngắn ngũi, gặp nhau sau nhiều ngày xa cách, dù chỉ là lên thành phố học, hai ông cháu lại nước mắt chứa chan....

** Phim PHAO CỨU SINH , kể về một gia đình nghèo nhưng hết sức nhân hậu, sống dứơi chân cầu Bình Lợi, dòng sông nổi tiếng nước chảy xiết và sâu, người chồng thường được người ta thương mến đặt cho biệt danh là Ông Tư cứu hộ...ông đã cứu biết bao nhiêu con người, với những nỗi niềm khác nhau, kể cả là cứu vớt những người ...chết trôi trên sông vô thừa nhận, để lo cho họ được nơi yên nghỉ cuối đời...

** Phim MẸ ƠI!, một tiếng kêu bi thiết, tuyệt vọng, ai óan...đầy tính trắc ẩn về số phận những đứa trẻ thơ vô tội, chưa kịp mở mắt chào đời, đã phải tức tửi, cay đắng, oan khuất...mà giả từ cuộc sống...vì những lỗi lầm của chính những người là cha, là mẹ của chúng.Và có thể còn là lỗi lầm của những ai nữa ???

Đây là một phim rất lạ, mang tính thể nghiệm, tìm tòi rất công phu của tác giả.Những cú máy quay đặc biệt, tạo hiệu ứng chông chênh, chao đảo, sự gấp khúc và sự gãy vụn...những âm thanh thê thiết ...lan tỏa...vang vọng...dội ngựơc...như tiếng kêu hốt hỏang của những đứa trẻ thơ bị bứt lìa đột ngột khỏi vòng tay của "mẹ hiền "??? tác giả đã nói về những nỗi ẩn ức , những sự đau đớn ( nếu như mà có thể nói hộ cho chúng ) - những đứa chưa kịp khóc chào đời, thì đã phải khóc để chia tay cuộc sống...

Trong nghĩa trang hoang vắng, cô đơn và lạnh lẽo vì không ai thăm viếng, trông nom, vẫn có những con người cũng "kỳ lạ", dành trọn sự quan tâm, chăm sóc cho những đứa trẻ bất hạnh...Rồi những nén nhang cắm vội, những tiếng khóc thút thít trong lén lút như vụng trộm...của những người mẹ trẻ lỡ lầm, họ cũng có lúc biết đau xót cho núm ruột mình đã hắt hủi, vứt bỏ....nên quay trở về thăm...khi có, khi không....còn những người cha, họ ở đâu rồi??? trong cái thế giới đảo điên này???

** Phim XƠ NHUNG - Một Ma soeur hiền hậu, bao dung, từng chăm sóc , nuôi nấng và gầy dựng cho biết bao nhiêu đứa trẻ , khi chúng đã bị người đời và chính cha mẹ chúng hắt hủi, bỏ rơi...từ lúc tuổi soeur còn thanh xuân, cho mãi đến khi mái đầu ngã bạc, soeur cũng quên cả sức khỏe của mình chỉ để cống hiến cho tha nhân...." Không là mẹ nhưng chúa chan tình mẹ..."

** Phim NÉT PHẤN TỪ HẠNH - Kể về một thầy giáo nghèo nhưng đầy lòng nhân hậu, chăm sóc, dạy dỗ cho biết bao nhiêu trẻ em nghèo khó...không hề tự tư tự lợi, không hề vì bản thân mình hay đòi hỏi thù lao công sức, ngược lại , mỗi khi bọn trẻ ấm đầu, bệnh tật, anh chăm lo cho chúng như chính con cái của mình...Những giọt nước mắt trẻ thơ, những khuôn mặt non nớt mếu máo khóc khi thầy bị bệnh không đến lớp...là những hình ảnh sống động, đi vào lòng người xem hết sức chân thật, và hết sức lắng đọng...

** Phim NGHIỆP DIỄN VIÊN, nói về người nghệ sĩ nhân dân HỒ KIỂNG, cống hiến hết mình cho nghiệp diễn, không mong muốn gì hơn, vì biết " tri thiên mệnh "...chỉ cố hết sức để lại một chút gì cho cuộc đời này, sau khi mình về cõi hư vô....

** Phim NGHỆ SĨ HỮU THÀNH, NGÔI NHÀ 150 NGƯỜI , MẠCH NỐI, TIẾNG ĐÀN BẦU...vẫn kể về những con người sống hết sức trong sáng , vô vụ lợi , không hề biết tính tóan thiệt hơn cho riêng bản thân mình trong cuộc đời ....

** Phim TRÊN ĐỈNH MỒ CÔI , kể về một con người lạ lùng, đã bỏ phố lên rừng, sau khi anh đã hòan thành nghĩa vụ quốc tế, trở về với cuộc sống đời thường, anh tạo lập cơ ngơi trong cảnh heo hút , nghèo nàn của núi rừng, một thân một mình cùng người mẹ già nay đau mai yếu.....ấy vậy mà anh lại còn cưu mang những ....12 đứa trẻ đã từng bị chính cha mẹ ruột của chúng bỏ rơi, tuy anh chưa từng làm cha, nhưng tình cảm người cha anh lo cho đám con côi , không hề kém bất kỳ một người cha ruột thịt nào, có khi còn hơn cả như vậy....anh vừa làm lụng, vừa nuôi nấng, vừa chăm sóc những đứa trẻ thơ từ lúc chúng bị vứt bỏ, bị hắt hủi, lạc lòai...anh làm lay động được những tấm lòng nhân hậu khác như: người em, người chị , rồi cả người mẹ già tuổi cao sức yếu của anh...ngày đêm cơm nước, nấu nướng, chăm sóc từng miếng ăn , từng giấc ngủ ...cho lũ trẻ...

Rồi anh ngày một già đi, cơ hội lấy một người vợ, có những đứa con ruột thịt của mình, có một gia đình bình thường như bất kỳ người đàn ông nào khác...anh cũng để trôi qua ...vì anh không chắc mà cũng không gặp được người phụ nữ nào chịu đựng được cuộc sống như thế , mà không khỏi so bì thân phận....

*********

Buổi chiếu phim kết thúc, người xem như còn bàng hòang ....thì đã có những nhân vật- những con người đó thật sự xuất hiện như những đóa hoa đẹp nhất của đời thường....những tiếng vỗ tay cỗ vũ động viên, những bó hoa tươi thắm được những người có trách nhiệm cao nhất trong trường , trao tặng cho khách mời của buổi giao lưu - những con người đã biết chọn cho mình một cách sống thật đẹp...

VÀ RỒI NHỮNG TRÁI TIM ĐÃ KẾT NỐI NHỮNG TRÁI TIM YÊU THƯƠNG LẠI GẦN NHAU....Đại diện Báo CA.TP HCM đã sẳn lòng tài trợ cho những người nghèo mà tấm lòng không hề nghèo nói trên, để họ có thêm số tiền lớn làm việc từ thiện, giúp đỡ cho những mảnh đời bất hạnh....

Còn những người làm cha, làm mẹ, đang tâm dứt bỏ núm ruột của mình, quăng vào cuộc đời này những sinh linh bé nhỏ , yếu đuối, bất hạnh.....để mãi mê chạy theo những thứ tầm thường , giả dối,vô lương....mà không một chút chạnh lòng sao ???

Rồi những người khôn ngoan , lanh lợi, tỉnh táo...được hưởng nhiều ( hoặc quá nhiều ) sự ưu đãi của cuộc đời ( có khi họ không hề xứng đáng được như thế ), sao không tỏ chút lòng hào phóng , trả lại cho cuộc đời một chút gì đó , nhằm san sẽ yêu thương, mà chỉ mảng nghỉ đến danh , lợi, tiền ,quyền, vật chất, xa hoa...có khi còn ...mạnh dạn chà đạp lên tình người, quay lưng lại với cộng đồng, không một chút lòng nhân ái, tính hướng thiện....không một lần nào trong cuộc đời, cảm thấy xót xa, ray rứt vì những việc làm sái quấy của chính mình sao ???