(trích)
“Nhà báo là vọng gác trên con tàu đất nước. Anh là người nhìn xuyên qua sương mù và bão táp để báo động hiểm nguy phía trước… Anh đứng đó để canh chừng cho sự an toàn và hạnh phúc của những người đặt niềm tin vào anh”.
- Joseph Pulitzer, 1904.
hờ hờ...Quan điểm cuả Pulitzer về nghề báo hay quá he?
..... Chính quan điểm cuả Pulitzer về nghề báo đã làm ông thắng được những người coi báo chí là một phương tiện kiếm tiền bạc hoặc một vài kỹ thuật trần trụi (bald technique) do những con buôn ít học thực hành dưới sự hướng dẫn cuả một toà soạn hùng mạnh.......( John Hohenberg)
…Những ký giả có khả năng và lương tâm thường có khuynh hướng đòi hỏi những giá trị hẳn hoi và đức tính thận trọng trong công việc nhiều hơn những người hành nghề khác.Tính hoài nghi là một đặc điểm cuả nghề báo.Không một tổ chức làm tin nào có thể tồn tại lâu dài, nếu nó cứ liên tục tự mãn với những sự việc như đã xảy ra. Nếu nó không đào sâu những biến cố để tìm hiểu và nếu nó cứ thờ ơ với công việc báo trước cho dân chúng biết những dấu hiệu suy yếu cuả xã hội. Đổi thay là luật tối thượng cuả nghề báo.
* * * * * * * * * * *
…..Trong những năm hậu bán cuả thế kỷ 19, khi nghề báo còn giản dị và ít nguy hiểm hơn, khi ký giả chỉ dùng giấy nháp, bút chì và các đường dây(điện thoại-điện tín) để phục vụ báo chí, vì đó là nguồn duy nhất cung cấp tất cả các tin tức , người ta có thể nói rằng ký giả là một chiếc máy ghi các sự kiện một cách khách quan, không hơn không kém.Thế mà, ngay cả khi đó, người ký giả cũng không chịu hạn chế mình trong vai trò tầm thường như vậy. Anh trình bày khía cạnh xấu xa cuả thành phố, sự thống trị bóc lột cuả những guồng máy chính trị tham nhũng, sự kiếm lời tàn nhẫn cuả những độc quyền đại kỹ nghệ và những thảm cảnh cuả con người phải chịu đựng.
Do đó, khó có một ký giả có hạng nào ngày nay lại chỉ bằng lòng phục vụ như một người ghi nhận sự kiện trong những ngày đen tối và xấu xa này.Một khi đã đạt được mức chuyên nghiệp, ký giả không còn đơn thuần là một người quan sát thời cuộc, một dụng cụ truyền đạt những sự kiện có hoặc không có sự thật bên trong . Bổn phận cuả anh còn là vạch trần sự phức tạp cuả đời sống, cố gắng giải thích cho công chúng biết ý nghĩa cuả các tin tức, cũng như tường thuật các biến cố.Như vậy, người ký giả lần lượt trở thành một phóng viên (a reporter), một nhà phân tích (an analyst),một người bình giải (an interpreter), và đôi khi lại là một tham dự viên hoạt động trong lịch sử cuả thời đại chúng ta..
(JOHN HOHENBERG - The professional journalist)
Kiếm một người cũng khó! Bây giờ họ:...coi báo chí là một phương tiện kiếm tiền bạc hoặc một vài kỹ thuật trần trụi (bald technique) do những con buôn ít học thực hành dưới sự hướng dẫn cuả một toà soạn hùng mạnh...Thế thôi!
Trả lờiXóaCó thời thì vung vít, không phải thời thì ngậm tịt mà kiếm cơm!
Coi rồi, coi lại cũng..không khác gì!hihihi
Trả lờiXóacó đó chị Pink...nhiều nửa là khác...có điều họ không mang chức danh này...
Trả lờiXóaVà bởi vì ngày nay, bạn đọc đã "biết đọc"...hehehe
Xem ra toàn "hữu danh vô thực" hết chị ST ơi. Không xấu thì cũng là... hèn. Hic... hic... còn loại không hèn thì bị thu thẻ tước danh còn đâu!??)
Trả lờiXóaỞ VN không có nhà báo theo định nghĩa của Pulitzer vì hoặc họ đã bị tước thẻ hành nghề như smilnguyen nói hoặc họ bị đưa vào tù hết rồi. Những người đang làm việc tại các tòa báo hiện nay chỉ làm nhiệm vụ sao y bản chính từ trên đưa xuống nên được gọi là ... copier! :-))
Trả lờiXóaViệt nam chỉ có những công chức viết báo, không có nhà báo
Trả lờiXóaĐọc kỹ bài nầy sao thấy giống nói tui quá dzậy ta? Xin tự giới thiệu tui là Té tổng biên tập báo THU GIAN NHAN DAN, bút hịu là Té Giếng. Có cái hình là hổng phải, he he he....
Trả lờiXóa