++ ++ THÂN MẾN CHÀO CÁC BẠN ++ ++

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Bản tự kiểm "chấp nhận đau đớn" . Hic!




Đọc được bài thơ của tác giả Gia Hiền trên mạng, mới biết sao ai đọc rồi cũng kêu buồn quá, buồn quá ! Thì ra, nó chỉ mới là một nửa của cái bánh mì, phải còn cái nửa kia nó ở đâu đó chớ, nó phải ngon hơn cái nửa này , thì mới có thể làm cho tác giả phải ... cúi đầu (?)
Cái nửa đó là
hiện thực khách quan ... là "cái bộ phận không nhỏ"
, chứ còn ai trồng khoai đất này ???

Nhân vật "anh bạn" của nhà văn TL cho rằng thế hệ của anh ấy (F2)là
"một hế hệ nhân nhượng" - thế hệ anh ấy nhân nhượng cả cái ác, cho nên thế hệ sau anh ấy (F3) phải chịu di lụy là một "thế hệ cúi đầu".

Vậy thế hệ F1, F2 là thế hệ nào vậy ?
THẾ HỆ TÔI, MỘT THẾ HỆ NÀO VẬY ?
???


THẾ HỆ TÔI, MỘT THẾ HỆ CHƯ HẦU




Thế hệ tôi , một thế hệ chư hầu
Cúi đầu trước cường quyền , cúi đầu dưới mông ngoại chủng .
Cúi đầu trước kẻ cướp nước, giết dân, cúi đầu thật nhục nhã ...
Chỉ dám ngẩng đầu trước thần dân
... Vì
... Luôn luôn
... Cứ phải đóng trò hoàng đế ở truồng

Thế hệ tôi, quyền chức, bạc vàng, biệt thự, đô la, níu thân sát đất
Cuộc sống lươn lẹo, tranh đua đấu đá lia chia
Tay bẩn thỉu níu bám chặt như vòi bạch tuộc
Bàn chân mình tự đạp nát lương tri, chôn vùi nhân bản
Thế hệ tôi, nhơi quá nhiều di sản lai căng
Núp bóng độc lập, tự do, khoác áo hào quang lý tưởng
Cũng chỉ vì mình, đâu phải vì nước, vì dân ?
Những lý thuyết cặn bã, giảng "mô - ran" mộng du, hoang tưởng...

Thế hệ tôi, đúng và sai luôn đảo lộn quay cuồng
Sáng đúng, chiều sai, rồi sáng mai lại đúng ...
Sự thật dấu tiệt vào trong, giả dối bày ra nơi sáng nhất
"Thép đã tôi thế đấy" * vô địch muôn năm, bỗng chốc lụi tàn
"Sống sao cho khỏi sống hoài sống phí " **, chỉ là giấc mơ tan
Chợt còn lại hoảng hốt, vô vọng, rồi dấu che, và bưng bít

Cho "lên bờ xuống ruộng" bậc trung thần can đảm khuyên can
Bỏ tù người khác quan điểm chính kiến, dù thật thà trong sáng
"Bao cao su đã qua sử dụng", "lợi dụng dân chủ tự do",
"Chống người thi hành công vụ " ... 
Tội danh không xác định thì phịa ra, dù bỉ ổi
Cứ vu khống, bôi bác, chụp mũ, đánh hội đồng, nhốt rũ tù

Lập những "phiên tòa xét xử kangouru" 

Nào luật sư, bác sĩ, linh mục, mục sư, và hòa thượng
Áp tội mơ hồ nặng nhất : xâm phạm an ninh quốc gia
Nhiều tướng tá, nguyên, cựu công thần bức xúc đứng ra
Lời ngay phân giải, gián can, mong tinh thần cầu thị ...
Những kẻ có lòng gửi bao đơn kiến nghị
Vẫn lặng lẽ chìm xuồng như nước chảy về đâu ?...

Bao người khiếu kiện tìm công lý, vẫn số không to tướng
Phá tan những tốt đẹp rất dễ , xây dựng thật, mới biết là gian khổ
Nếu cứ thử cho chúng tôi thêm một nghìn ngày khác
Cũng chẳng làm được gì, 
"Năng lực có hạn, thủ đoạn vô biên " có khác chi đâu?

Thế hệ tôi, vịt vờ vẻ u mê lú lẫn, viễn tưởng đâu đâu
Rất huênh hoang tự hào vì những điều huyễn hoặc
Tự dối mình, và luôn đánh lừa người khác
Về những niềm tin mà chính mình cũng chẳng thể tin,
Cả bộ sậu dóc tổ bán trời không văn tự, hỏi còn có ai tin ... ?
Đổ vỡ niềm tin, tranh đua nhau "hưởng phước"
Chúng tôi truy hoan cả với lũ trẻ đáng tuổi con, tuổi cháu,
Cưỡng đoạt mua dâm còn "bán cái" mấy đứa học trò mình ...
Biến nạn nhân thành phạm nhân tội môi giới bán dâm
"Gạ đổi tình lấy điểm", thói tệ học thiệt mau, giỏi thay cán bộ !
Khoan cười chúng tôi, " Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ ! "
Vung tiền bao gái đẹp, mua người mẫu, cặp siêu sao
Chỉ có mấy nghìn đô cho vài giờ vui vẻ qua mau
Cỡ triệu đô cho một lần cược đá banh, chung độ,
Vui bạc bài, nhậu sàm sở gái tắm bia nuy như nhộng...
Vài chục tỷ chung bạc bài nơi tỉnh nhỏ, chuyện bình thường ...

Quan hệ ngoại giao là văng mạng chém gió.
Văn hóa tinh thần là đủ thứ đồ chơi, có đệ tử sưu tầm líp ba ga
Thế hệ tôi, U - sáu bảy bó coi như hết đát, quá già,
Vẫn xun xoe, mê quyền lực đâu biết cuộc đời sắp hết
Đã có ghế ngồi, vẫn mánh mung leo miết
Mối lo hàng ngày bạc tiền vơ vét phải tăng theo cấp số nhân ...

Thứ rẽ nhất bây giờ đâu có phải NIỀM TIN ?
Thứ đắt nhất, không còn là LỜI HỨA
Sự ti tiện đớn hèn đổi được bảo kê thần thế
Há sợ gì không móc ngoặc, thu tóm, lật kèo nhau ?
" Cá lớn nuốt cá bé", "sống chết mặc bây", túi tham không đáy
Ta cứ phát huy :" Ăn như khi chưa ăn lần nào" ....  
Tôi, có phải tôi là đại diện cho cả thế hệ của mình ???
Thế hệ lên đời, lót đường bằng thân xác trăm vạn kiếp nhân sinh 
Một thế hệ mặt mốc đen sì, sắt máu
Hô hào đấu tranh giai cấp : dứt khoát không khoan nhượng,
Nói chuyên chính : nhưng tim đen chẳng chính chuyên

Hăm hở lên gân, phấn khích như cuồng điên
U mê với khẩu hiệu
"vô sản anh em đoàn kết lại ",  
Theo làn sóng đỏ hung tàn gieo gió tanh mưa máu
Giương ngọn cờ đầu cách mạng giải phóng cho nhân dân,
Cuốn hút người Việt lầm than rơi vào
cỗ máy xay thịt sống ... 
Ôi những người dân vô tội oan khiên, chết phơi thây bờ bụi,
Chết hố chết hầm, sống nay chết mai
Chết run rẫy, trợn trừng, không cam tâm nhắm mắt,
Nào những "đại lộ kinh hoàng", những " Bạch Đằng trên cạn" ...
Anh hùng gì ? Vinh quang gì đổi bởi " vạn cốt khô " ?
Họ là những ai ? Dân nam cũng đầu đen máu đỏ !
Cũng da vàng, là đồng bào chung dòng giống Văn Lang...

Những ngỡ có hòa bình mong đợi, cùng vui mừng, hồ hỡi hân hoan...
Mẹ gặp con, vợ đón chồng, mắt cay chưa ráo lệ,
Họ đâu biết còn chịu lắm tủi buồn, ai nỡ gieo bao tai ương ly tán... ?

Thế hệ tôi, quá kiêu căng, luôn sắt máu và
dư thừa tự mãn
Mặc trời sầu, đất thảm, đời tuôn mưa nước mắt chứa chan !
Mặc muôn triệu lương dân đang vật vả kêu than ...
Bao phận người "tù không tội" đếm từng ngày nghiệt ngã !
 

Chẳng thấy có nơi đâu như ở đất này ...
Người tàn nhẫn với người, ôi bao xiết đắng cay !

Kẻ phải chịu trách nhiệm thật dễ dàng phủi tay vô trách nhiệm ...
Mặc kệ đời , MACKENO, chỉ biết ta và con ông cháu cha ...
 
Con vua lại làm vua, con sãi mãi giữ chùa ... 

Nhân điển hình "Cú đấm thép", toàn dân rụng rời, interpol pó chiếu ! 
Thanh niên giúp đời làm từ thiện, bắt nóng, bắt nguội, canh me ... 
Dán nhãn phản động, giam nhốt, điều tra, không giới hạn
Bao cha mẹ đau đớn xa con, tâm sầu bệnh phát
Sinh ký, tử quy, mòn mỏi trông con phút chia cắt ngậm ngùi
Giờ vĩnh biệt trút tàn hơi, chỉ có người dưng đùm bọc

Ôi mặt trái cuộc đời, sao quá lạnh lùng, tàn độc
Đạo đức không thể hãm phanh, cứ trên đà tuột dốc ...

Ai "ăn" được cứ ăn, xã hội lan tràn cướp, giết, hiếp ...
Định hướng lách luồn, nắm trọn hơn bảy trăm cơ quan báo đài
Lá cải hóa : secxy show, lộ hàng, thần tượng ảo : mại dzô !
Thêm nhà báo beo vồ,
Chuyên gia tung hỏa mù kịch độc!
Đớp ngoạm đểu : xoáy 3 kỳ "cần bỏ tù" một công dân yêu nước *
Chữ nghĩa chợ trời, lưu manh giả danh trí thức
Xỏ lá người thầy : "nhà giáo dục trong bô" ,
"phản biện ăn tiền" 
Giải độc Ecopark, như gió, "gái beo", tung hợp chưởng "thần kinh chính trị"

Mặc vận nước ngã nghiêng như con thuyền trong bão lớn,
Như chiếc bách giữa dòng, trôi nổi điêu linh ...
Biển đảo cha ông, mặc kẻ cướp tung hoành, nghẹn uất hờn đòi đoạn
"Mãi mãi niềm đau vô tận của sơn hà" * ....  

Và thế hệ tôi đại diện cho những điều khốn nạn nhất !
Vỗ béo cường quyền, tăng bạo lực, dựa
"lá chắn, thanh gươm" 
Khủng bố người yêu nước tỏ bày, bắt phải luôn "sống trong sợ hãi" 
Bằng thủ đoạn tinh vi, bằng công an, nhà tù, tòa án ...

Mượn quy hoạch, dự án, đẩy dân oan mất đất, mất nhà, khắp nơi ai oán ...
Mục tiêu "ổn định" nhưng có biết bao 
công an nhân dân đánh chết nhân dân ... ??? 
Được bảo kê, xã hội đen thành nhóm quần chúng tự phát 
Diễn lắm trò nhố nhăng, bẩn dơ, không thể tưởng
Chẳng quan tâm bao
thế hệ nhân nhượng, cúi đầu ... 

Đời luôn thay đổi, sao bắt mọi người chẳng đổi thay?
Thế giới ngày càng văn minh, sao nước ta đứng lại ?
"Cái nước mình nó thế", không chịu tiến bộ tức đã lùi ...

Trăm năm sau, ngàn vạn năm sau, lịch sử còn ghi mãi ...
Có một thế hệ nhục nhã ươn hèn, cam tâm bán nước ...
Dẫy đầy tội ác và điếm đàng phản bội nhân dân ...


Ôi ! khẩu hiệu của chúng tôi
: " Đổi mới hay là chết ?" 
Tìm lại cuộc đời, hay mãi mãi nhơ danh ?
Đời mỗi người ai chẳng một lần phải chết ?
Lẽ đâu ta để đời ta phải chết những bao lần ?
Nợ gì của nhân dân, hãy trả lại cho nhân dân !


 ???

----
 

Notes :
 
* Cần bỏ tù Nguyễn Xuân Diện kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3 - kỳ quan trọng nhất (beo blog -TBT báo TT-VH)
- "Thép đã tôi thế đấy" ( Nhi -cô - lai A-xtơ Rốp - xki) : chỉ
"lý tưởng CSCN"
-" Đời ta chỉ sống có 1 lần, phải sống sao cho khỏi sống hoài sống phí, không phải hỗ thẹn vì dĩ vãng ti tiện hèn đớn của mình ....
blah ...blah ..." (Pa - ven Cóoc - sa - ghin)


15 nhận xét:

  1. THẾ HỆ TÔI, MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU .


    Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu
    Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác
    Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược
    Chỉ ngầng đầu...
    ...vì...
    ...đôi lúc...
    ...phải cạo râu!

    Thế hệ tôi, cơm áo gạo tiền níu thân sát đất
    Cuộc sống bon chen
    Tay trần níu chặt
    Bàn chân trần không dám bước hiên ngang.


    Thế hệ tôi, nhận quá nhiều những di sản hoang mang
    Đâu là tự do, đâu là lý tưởng?
    Đâu là vì mình, và đâu là vì nước
    Những câu hỏi vĩ mô cứ luẩn quẩn loanh quanh...


    Thế hệ tôi, ngày và đêm đảo lộn tanh bành
    Đốt ngày vào đêm, và đốt đêm không ánh sáng
    Nếu cho chúng tôi một nghìn ngày khác
    Cũng chẳng để làm gì, có khác nhau đâu?


    Thế hệ tôi, tự ái đâu đâu
    Và tự hào vì những điều huyễn hoặc
    Tự lừa dối mình, cũng như lừa người khác
    Về những niềm tin chẳng chút thực chất nào!


    Chúng tôi nghe và ngắm những siêu sao
    Chỉ với mươi lăm nghìn cho vài ba tin nhắn
    Văn hóa ngoại giao là trà chanh chém gió
    Và nồi lẩu tinh thần là những chiếc I-phone


    Thế hệ tôi, ba chục đã quá già
    Và bốn chục, thế là đời chấm hết
    Không ghế để ngồi, thì thôi, ngồi bệt
    Mối lo hàng ngày là tiền trong tài khoản có tăng lên?


    Thứ đắt nhất bây giờ là từng lạng NIỀM TIN
    Thứ rẻ nhất, lại là LỜI HỨA
    Sự dễ dãi đớn hèn khuyến mại đến từng khe cửa
    Có ngại gì mà không phản bội nhau?


    Không, tôi không đại diện thế hệ mình đâu!
    Và thế hệ tôi cũng không đại diện cho điều gì sất!
    Trăm năm sau, lịch sử sẽ ghi vài dòng vắn tắt:
    Có một thế hệ buồn, đã nhạt nhẽo đi qua...


    Gia Hiền

    Trả lờiXóa
  2. http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/498582/Chap-nhan-dau-don-de-chong-tham-nhung-thanh-cong.html
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:
    Chấp nhận đau đớn để chống tham nhũng thành công

    "Tôi muốn nghe sự thật"
    * Trở lại không khí của buổi tiếp xúc cử tri tại Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, đa số ý kiến nêu bức xúc, có lúc gay gắt, ít thấy lời khen. Có ý kiến e ngại không khí đó làm cho tình hình đất nước thêm phần nặng nề, thiếu phấn khởi, kém đi phần tươi sáng... Riêng cảm nhận của Chủ tịch nước như thế nào về bầu không khí đó?
    - Tôi không thấy có những lời lẽ nào khó nghe, mà thậm chí tất cả đều là những lời cần nghe. Tôi muốn nghe sự thật chứ không phải đến và mất thời gian để nghe những lời hoa mỹ, không đúng sự thật.

    Trả lờiXóa
  3. - Tôi không thấy có những lời lẽ nào khó nghe, mà thậm chí tất cả đều là những lời cần nghe. Tôi muốn nghe sự thật chứ không phải đến và mất thời gian để nghe những lời hoa mỹ, không đúng sự thật.

    (CTN)

    Trả lờiXóa
  4. http://vov.vn/Home/Hai-Tong-Bi-thu-va-mot-quyet-tam-chong-tham-nhung/20127/215440.vov


    Tổng Bí thư nhấn mạnh, Nghị quyết Trung ương 4 đã đáp ứng được đại đa số yêu cầu của nhân dân, phát huy được truyền thống của Đảng, khắc phục được những tiêu cực trong Đảng, hệ thống Nhà nước.

    Theo đó, việc phê bình và tự phê bình trong Đảng đang được thực hiện quyết liệt, một số người trong diện kỷ luật đang được xử lý.

    Về tệ tham nhũng, Tổng Bí thư cũng chia sẻ sự “sốt ruột” khi hiện tượng tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có.

    “Tinh thần chống tham nhũng trong Đảng quyết tâm rất cao, song phải dựa vào nhân dân, dựa vào đảng viên" - Tổng Bí thư nói.

    Trả lờiXóa
  5. http://www.buudoan.com/2012/06/he-nhan-nhuong.html


    Này cô, mới đây tôi tìm thấy một bài thơ lưu lạc trên facebook của một cậu nào đó tên Gia Hiền. Ai oán lắm. Chắc bạn đó còn trẻ. Trẻ lắm nhưng nhiều nỗi ưu tư và đau đớn. Người vẫn biết đau đớn, tủi hổ thì còn đáng yêu và đáng tôn trọng. Thế hệ mình chỉ nhân nhượng nên thế hệ sau chịu nhân quả chỉ biết cúi đầu. Lát tôi đưa cô đọc. Thế thì còn gì để lạc quan hả cô? Nhìn vào đâu mà sống? Mình già rồi thế nào cũng xong vì coi như đời mình bỏ. Nhưng còn tụi trẻ? Không lẽ bảo chúng nó cứ sống cúi đầu như chúng nó nghĩ và viết ra vậy?

    Trả lờiXóa
  6. Linh Đàn - Jan 18, 2012 04:40 PM


    Những bài thơ sớm nhất về Hoàng Sa

    Những ngày gần giáp Tết Giáp Dần 1974, Được tin Hoàng Sa bị hải quân Tàu chiếm mất, Hải Quân Sài Gòn hồi bấy giờ đánh một trận quyết liệt, nhưng quá đơn côi, không có sự chi viện, nên đành thất thủ, Miền Nam thời đó 3/4 đất đai thuộc về quân Giải Phóng chiếm đóng, thế mà không ai nói gì về lãnh thổ biên cương thuộc về Quốc Gia hay Cộng Sản, nhưng khi nghe Hoàng Sa bị Giặc Tàu chiếm mất, cả Miền Nam đổ lệ, tôi mới thấy hết nỗi lòng yêu nước trong lòng người dân Nước Việt, trên chuyến xe đò từ Đàlạt về Saigon, tôi thấy nhiều người cầm tờ báo đọc mà nước mắt rơm rớm, nghẹn ngào......làm cõi lòng tôi se sắt, bâng khuâng...rồi từ đó, một bài thơ về hải đảo được ra đời :

    NIỀM ĐAU HOÀNG SA

    Tự thuở khai nguyên mãi tới giờ
    Dấu chân phá thạch chẳng phai mờ
    Biết bao thế hệ vì sông núi
    Đổi mấy máu xương giữ cõi bờ
    Hồn nước thấm sâu vào huyết quản
    Lòng dân mang nặng cả tâm tư
    Hoàng Sa nỡ để cho thay chủ
    Nỗi nhục niềm đau kể mấy vừa

    Linh Đàn
    (trên chuyến xe đó Đalat - Saigon chiều 29 tết Giáp Dấn 1974)

    Đa phần người dân chỉ biết tiếc thương, mà chẳng biết vì đâu để oán hờn trách móc, chỉ vì vận nước ngả nghiêng.

    Tôi về ăn tết trong khu tạm cư Bình Tuy rồi mấy hôm ra Đà Nẵng, quanh một vòng bờ sông Hàn, An Hải đến Tiên Sa, ngồi ở Tiên Sa mà tiếc Hoàng Sa, nên rồi một bài thơ nữa cũng được ra đời với nhan đề :

    PHÚT SUY TƯ

    Về Đà Nẵng nhìn biển trời vô tận
    Ngọn sóng nào là ngọn sóng của Hoàng Sa ?
    Về Đà Nẵng giữa cảnh tình vô tận
    Ngọn gió nào là ngọn gió của Hoàng Sa ?
    Cho tôi phút suy tư tưởng tiếc
    Một niềm đau vô tận của Sơn Hà

    Linh Đàn (Đà Nẵng xuân 1974)

    Thấm thoắt thoi đưa, thời gian lại thời gian, quên lãng với cơm áo gạo tiền, đến năm 1990 tình cờ giở trong sách địa lý học trò cấp một Việt Nam đất liền & Hải Đảo, cũng nỗi lòng quặn thắt với Hoàng Sa, người con mỹ miều của Tổ Quốc bị cưỡng hiếp lưu lạc não nề đang kêu cứu :

    NỖI LÒNG HẢI ĐẢO

    Hoàng Sa vời vợi ngóng trông về
    Mười sáu năm dài ruột tái tê
    Nhớ Mẹ chay vay sầu kể lể
    Tiếc Con lưu lạc kéo lê thê
    Bao tàu khách đến bao nong nỗi
    Bấy lượn sóng xao bấy não nề
    Ai có nghe chăng lời " đảo gọi "
    Nhắn về Đất Tổ cả tình quê

    Linh Đàn (Bà Rịa 1990)

    Thống thiết và chân tình, Hoàng Sa đang kêu cứu,xin tạm lấy 2 câu kết bài thơ trên "Ai có nghe chăng lời Đảo gọi, Nhắn về Đất Tổ cả tình quê", để kết thúc bài viết nầy, mà Hoàng Sa ơi sao lâu về cùng Tổ Quốc.

    Linh Đàn
    (Blog vuhoangchuong)

    Trả lờiXóa
  7. Qua bài “Trông người mà ngẫm đến ta”, TS Nguyễn Minh Hoà cũng báo động về 2 bức tranh tương phản khiến rất có lợi cho Trung Quốc mà rất có hại cho Việt Nam, qua đó, “nhà cầm quyền Trung Quốc thành công trong chiến dịch tuyên truyền không chỉ với người bình dân mà cả với giới trí thức và phần nào thành công trên trường quốc tế” trong khi “có một thực tế không phủ nhận được là truyền thông về vấn đề Biển Đông của ta rất yếu ớt”.


    TS Nguyễn Minh Hoà nhận xét:

    Người dân yêu đất nước, người dân phẫn nộ trước sự lộng hành, lộng ngôn của Trung Quốc, nhưng tình cảm máu thịt đó không thể chỉ xuất phát từ trái tim mà cần phải được nuôi dưỡng bằng sự thật chân lý, bằng kiến thức và sự hiểu biết. Ngay cả các trí thức Việt Nam nếu không được trang bị những kiến thức như thế rất khó nói trong các hội nghị, hội thảo quốc tế. Thật tiếc là những thông tin tối cần thiết như thế lại không được trình bày ngọn ngành hàng đêm trên truyền hình quốc gia (chứ không phải như là một điểm tin hay một thông báo ngắn gọn). Lẽ nào vì thời gian phát sóng một giờ quá đắt, lẽ nào các nhà khoa học của chúng ta không tự tin và không đủ kiến thức?...

    Trả lờiXóa
  8. Blogger Hồ Cương Quyết lên tiếng với lãnh đạo Việt Nam rằng đã đến lúc họ phải chọn con đường của họ trước cuộc tấn công đang tăng của Trung Quốc nhắm vào đất nước và các tài nguyên Việt Nam, chống lại nhân dân và tương lai của dân tộc Việt. Blogger Hồ Cương Quyết cảnh báo rằng “Tình thế đang ngày càng nghiêm trọng chẳng còn chừa chỗ cho những bào chữa, cho chỉ những tuyên bố về nguyên tắc, cho những chần chừ tránh né, cho những cuộc thăm viếng hữu nghị dối trá. Gỡ mặt nạ xuống đi mà chọn lấy chỗ đứng rõ ràng và tỏ rõ mình là ai”.

    Tình thế đang ngày càng nghiêm trọng chẳng còn chừa chỗ cho những bào chữa, cho chỉ những tuyên bố về nguyên tắc, cho những chần chừ tránh né, cho những cuộc thăm viếng hữu nghị dối trá. Gỡ mặt nạ xuống đi mà chọn lấy chỗ đứng rõ ràng và tỏ rõ mình là ai

    Blogger Hồ Cương Quyết

    Trả lờiXóa
  9. Khi nêu lên câu hỏi có phải “Ông Nguyễn Thế Thảo bị Trung Quốc lợi dụng !?”, blogger Nguyễn Tường Thuỵ phân tích:

    Nói về ý mới, ông Thảo cho rằng, vừa qua, những người nông dân khiếu kiện về đất đai bị lợi dụng tham gia vào cuộc biểu tình chống Trung Quốc để gây phức tạp về an ninh – trật tự.

    Ai xúi giục, lôi kéo họ đây?

    Họ biểu tình chống Trung Quốc là trách nhiệm công dân của họ.

    Không thể nói những người dân oan không có tình yêu đối với Tổ quốc.

    Việc họ bị cướp đất, đi đấu tranh đòi quyền lợi và việc đi biểu tình chống Trung Quốc là hai chuyện khác nhau.

    Cảm phục những người nông dân vừa bị cướp đất, vừa bị đánh mà vẫn không quên trách nhiệm của một con dân nước Việt.

    Còn ý cũ, vẫn là những luận điệu mà chính quyền, báo chí nói ra rả từ hơn một năm nay. Đó là việc gán cho những người biểu tình bị thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị lợi dụng, lôi kéo, kích động.

    Nói thế, ông Thảo đã đứng ở vị trí bề trên mà nhìn xuống dưới, coi thường những người biểu tình.

    Ông làm như thể họ là những người không hiểu biết nên dễ bị lợi dụng, còn ông mới là người kiên định.

    Nói thế là ông đã xúc phạm đến họ. Họ không còn là bầy cừu để cho kẻ khác chăn dắt.

    Xin hỏi ông, tại sao ông không lợi dụng họ mà lại nhường sân cho cái thằng vô hình nào đó...


    Và, khi ông nhận xét về những người biểu tình như thế, khi ông chủ trương không để dân bị xúi giục tụ tập biểu tình, ông có nghĩ rằng ông đang bị Trung Quốc nó lợi dụng không?

    Trả lờiXóa
  10. Và, khi ông nhận xét về những người biểu tình như thế, khi ông chủ trương không để dân bị xúi giục tụ tập biểu tình, ông có nghĩ rằng ông đang bị Trung Quốc nó lợi dụng không?

    Ông có nghĩ rằng ông đang bị Trung Quốc nó lợi dụng không?

    Ông có nghĩ rằng ông đang bị Trung Quốc nó lợi dụng không?


    ???

    Trả lờiXóa
  11. Chịu đau đớn? Rồi sao nữa? Và ai chịu đau đớn?

    Trả lờiXóa
  12. Bản tự kiểm để mở ...

    Coi ai (dĩ nhiên ở đây là giới "có chức", trước nhất là nhóm lãnh đạo (cầm quyền) , càng chức lớn, trách nhiệm lại càng nặng nề ) biết dám chấp nhận đau đớn, tự kiểm nghiêm túc, đúng thực chất . Hic! (tự thân vận động suy nghĩ , tự đấu tranh tư tưởng )

    Dĩ nhiên, tự kiểm & phải đưa biện pháp khắc phục, phương hướng hoạt động trong thời gian tới ..v..v... & ..v..v..để mau có sự thay đổi tốt đẹp một cách nhanh chóng và mạnh mẽ cho đất nước .

    Trả lờiXóa
  13. "We shall have to repent in this generation, not so much for the evil deeds of the wicked people, but for the appalling silence of the good people."
    – Thế hệ chúng ta sẽ phải sám hối, không phải chỉ vì quá nhiều những việc làm xấu xa của kẻ độc ác, nhưng vì sự im lặng kinh hoàng của người tốt."

    Trả lờiXóa
  14. Con giun xéo mãi cũng quằn.

    Chỉ một con giun bị xéo, nó quằn, rồi nó chết.

    Ai cũng khách quan trước hiện tượng con giun bị xéo. ===> Ngu xuẩn, chứ không chỉ là nhẫn tâm.

    Nhà hàng xóm cháy. Khách quan mà nói, nhà nó cháy, can chi đến ta. ===> Cái này ngu kịch liệt. Và là tình trạng chung hiện nay.

    Tôi là người đơn giản, chỉ nhìn vào bề nổi: nhìn cung cách người dân sinh hoạt và tôi thấy thế.

    Và cũng vì đơn giản, tôi chỉ trông quả mà biết cây: cung cách người dân như thế tức là lãnh đạo có vấn đề.

    Và tôi học lịch sử cũng chỉ dựa trên sách sử chính thống của nhà nước hiện nay, đối chiếu với hiện tại và kết luận: cuộc chiến tranh chống Pháp, chống miền Nam không phải là một cuộc chiến giải phóng cái gì cả, nó là một cuộc tiếm quyền của một bầy dối trá.

    Nhưng tôi tin rằng sự dối trá chỉ đem lại tàn mạt cho chính kẻ dối trá.

    Tất cả các cuộc vận động thay đổi ôn hòa thể chế chính trị của một nước luôn tốn mất cả thế kỷ. Nhanh hơn hay chậm hơn tùy vào tính khí của dân tộc đó. Mà tính khí của dân Việt đến giờ vẫn chưa phát triển tốt đẹp được vì lãnh đạo không biết cách VÀ cũng không muốn. Từng nhóm dân chúng (từng cộng đồng xứ đạo, cộng đồng từng khu phố, cộng đồng những người làm khoa học, thi ca...) tự phát triển lấy và gây ra phân hóa đạo đức, phân hóa lập trường... Phân hóa vì khi tự vận động phát triển, họ nhìn vào khuôn mẫu (trên báo đài) thì chỉ thấy rởm, nên không theo. Ngày nay lại còn thêm cái cộng đồng dân chơi Mạng nữa, phân hóa đến cùng cực.

    Vậy, nếu trông chờ vào một cuộc chuyển biến ôn hòa, có thể sẽ phải chờ "khoảng" 2 thế kỷ. Nhìn các nước đã chuyển biến sớm ta thấy họ có một điểm chung: căn bản đạo đức trong dân vẫn còn. Vì các nhà nước cũ đã không "khôn" đến mức tàn sát tôn giáo như ở Tầu, ở Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam. Tàn sát tôn giáo (tức là quản lý tôn giáo) có trong sách vở của Lenin. CS Đông Âu không làm được vì gần như toàn bộ đảng viên đều lớn lên, được giáo dục bởi cùng một tôn giáo mạnh thời đó. Thế nên họ sụp. 3 nước châu Á có cái "lợi" là không có quốc giáo, phân hóa tôn giáo ngay từ đầu, CS dễ lũng đoạn thao túng và xóa sổ. (Đạo Phật không là quốc giáo ở Tầu hay ở VN (thờ ông bà không phải là đạo Phật), Bắc Hàn cũng rứa. Nhưng Công Giáo toàn tòng là các nước Đông Âu.)

    Câu nói "tôn giáo là thuốc phiện" là tuyệt chiêu của Lênin (hay của Mác, hai "thằng" như nhau). Triệt tiêu tôn giáo đương nhiên biến con người thành thú vật. (Xin lỗi những ai vô thần; nhưng thực ra, ai cũng hữu thần cả, trừ những người vô đạo đức. Vì khi bạn tin vào cái gì đó thì bạn là người có niềm tin, mà có niềm tin là có tôn giáo dù cái tôn giáo đó chưa có giáo lý cụ thể, nhưng tín đồ chính là những người có cùng niềm tin. Chữ tôn giáo ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng. Và chính sức mạnh của câu nói "tôn giáo là thuốc phiện" cũng phải hiểu theo nghĩa rộng. CS giết chết niềm tin nên "niềm tin" mới "quá đắt" như bây giờ, ai sở hữu được nó!!

    Trả lờiXóa
  15. Ai muốn Việt Nam thay đổi ôn hòa nhanh như Ba Lan thì cần phải biết chi tiết các hoạt động của dân Ba Lan trong công cuộc đó cũng như phải hiểu sơ về Công Giáo và Chính Thống Giáo Đông Âu. (Ba Lan tiếng Anh là Poland.) Có thể đọc Minh Võ để biết sơ (Tâm sự nước non. MV).

    Đồng ý rằng phải nhờ có Mỹ và Vatican thì dân Ba Lan mới thành công, nhưng nếu dân Ba Lan không tự thân vận động thì chả ai ngu gì mà giúp để rồi chẳng được gì mà còn mang tiếng xen vào nội bộ người khác.

    Trả lờiXóa