Một câu chuyện của nhà văn Phan Nhật Nam
|
Đó là lời của nhà văn Phan Nhật Nam mà tôi đã được nghe trong câu chuyện ông kể, khi gặp ông một cách hết sức tình cờ tại nhà anh bạn vào tối hôm trước.
Ông Phan Nhật Nam tốt nghiệp trường sĩ quan võ bị Đà Lạt. Phục vụ trong Quân lực VNCH thuộc binh chủng Nhảy dù.
Ông Phan Nhật Nam tốt nghiệp trường sĩ quan võ bị Đà Lạt. Phục vụ trong Quân lực VNCH thuộc binh chủng Nhảy dù.
Đại úy Phan Nhật Nam cũng là một người bình thường như bao sĩ quan, lính tráng đã từng phục vụ cho chế độ miền Nam trước đây.
Nhưng nhiều người biết đến ông trong vai trò một nhà văn.
Tác phẩm đầu tay của ông "Dấu binh lửa" được xuất bản năm 1969. Liên tục những năm tiếp theo, trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến Bắc-Nam. Ông cho ra đời những tác phẩm như: "Ải trần gian", "Dọc đường số Một", "Dựa lưng nỗi chết", "Mùa hè đỏ lửa"... đó cũng là lý do nhiều người biết đến ông, nhà văn Phan Nhật Nam, một người lính, một chứng nhân sống động kể về cuộc chiến tang thương tàn khốc của dân tộc Việt.
Trong những câu chuyện thú vị ông kể cho chúng tôi nghe trong buổi gặp gỡ tối hôm đó. Ông nói về chuyện đời, chuyện người và chuyện mình. Những sự kiện éo le mà ông đã gặp. Không một lời trách móc, không một chút nuối tiếc. Ở cái tuổi "thất thập cổ lại hy", ông kiến giải mọi chuyện theo nhãn quan như mọi chuyện đều sắp đặt của số phận, dưới sự an bài của Thượng Đế.
Ngày 29/4. Ngày tàn cuối cùng của cuộc chiến. Mặc dù nằm trong bộ phận liên lạc và sắp xếp cho những người được phép di tản ở sân bay Tân Sơn Nhất nhưng ông lại không nghĩ đến việc đưa gia đình vợ con ra đi khi được người đồng sự nhắc nhở: "your turn".Gia đình ông bị kẹt lại và sau này vợ và con ông phải vượt biên theo ngả Campuchia bằng đường bộ.
Ông kể về những lần đi công vụ nhận và trao trả tù binh. Từ TNS John Mc Cain bây giờ, đến cựu Đại sứ Peterson hồi trước, và hàng ngàn người lính khác nhau ở hai bờ chiến tuyến đã được ông nhận lãnh và trao trả ở Lộc Ninh, ở Cà Mau hay ra tận Nội Bài.
Cụ thân sinh của ông làm ở phòng Nhì- Sở Mật thám của Pháp và đi theo Việt Minh. Sau hòa bình ở miền Bắc thì không còn được tin dùng.
Trong những câu chuyện thú vị ông kể cho chúng tôi nghe trong buổi gặp gỡ tối hôm đó. Ông nói về chuyện đời, chuyện người và chuyện mình. Những sự kiện éo le mà ông đã gặp. Không một lời trách móc, không một chút nuối tiếc. Ở cái tuổi "thất thập cổ lại hy", ông kiến giải mọi chuyện theo nhãn quan như mọi chuyện đều sắp đặt của số phận, dưới sự an bài của Thượng Đế.
Ngày 29/4. Ngày tàn cuối cùng của cuộc chiến. Mặc dù nằm trong bộ phận liên lạc và sắp xếp cho những người được phép di tản ở sân bay Tân Sơn Nhất nhưng ông lại không nghĩ đến việc đưa gia đình vợ con ra đi khi được người đồng sự nhắc nhở: "your turn".Gia đình ông bị kẹt lại và sau này vợ và con ông phải vượt biên theo ngả Campuchia bằng đường bộ.
Ông kể về những lần đi công vụ nhận và trao trả tù binh. Từ TNS John Mc Cain bây giờ, đến cựu Đại sứ Peterson hồi trước, và hàng ngàn người lính khác nhau ở hai bờ chiến tuyến đã được ông nhận lãnh và trao trả ở Lộc Ninh, ở Cà Mau hay ra tận Nội Bài.
Cụ thân sinh của ông làm ở phòng Nhì- Sở Mật thám của Pháp và đi theo Việt Minh. Sau hòa bình ở miền Bắc thì không còn được tin dùng.
Có lần ông cùng phái đoàn quân đội miền Nam đi Hà Nội và đã bị phái đoàn quân đội Bắc Việt dùng hình ảnh ba của ông để chiêu dụ ông quy hàng.
Ông kể rằng sau sự kiện đó. Sau khi về lại Sài Gòn, ông bị nhận hình phạt làm lính không lon trong suốt 60 ngày. Cha con không gặp được nhau trong quãng thời gian dài đằng đẵng cho đến khi 1985 cụ thân sinh phải vất vả từ Sài Gòn lặn lội ra Thanh Hóa tìm thăm.
14 năm nếm mùi lao tù. Trong đó có 7 năm biệt giam, bị cùm tay - chân và nhốt trong hầm kín vì tác phẩm "Tù nhân và hòa bình" (in năm 1974) của ông được giải thưởng văn học ở hải ngoại.
Năm 1989 ông được phóng thích nhưng vẫn bị quản chế ở Bình Dương. Sống trong một căn nhà tranh vuông vức với tấm nền là 360 miếng gạch tàu do bạn bè giúp đỡ góp tiền. Ông cho rằng đây là quãng đời hạnh phúc khi được sống giữa tình bằng hữu.
Làm một người lính chiến, nhưng chữ nghĩa nó vận vào người mà buộc mình phải viết ra sự thật. Cái nợ văn chương nó vậy. Ông nói.
Mang tinh thần cảm khái của một người lính Nhảy dù. Với tâm niệm viết ra cho tận cùng sự thật những gì mình chứng kiến.
14 năm nếm mùi lao tù. Trong đó có 7 năm biệt giam, bị cùm tay - chân và nhốt trong hầm kín vì tác phẩm "Tù nhân và hòa bình" (in năm 1974) của ông được giải thưởng văn học ở hải ngoại.
Năm 1989 ông được phóng thích nhưng vẫn bị quản chế ở Bình Dương. Sống trong một căn nhà tranh vuông vức với tấm nền là 360 miếng gạch tàu do bạn bè giúp đỡ góp tiền. Ông cho rằng đây là quãng đời hạnh phúc khi được sống giữa tình bằng hữu.
Làm một người lính chiến, nhưng chữ nghĩa nó vận vào người mà buộc mình phải viết ra sự thật. Cái nợ văn chương nó vậy. Ông nói.
Mang tinh thần cảm khái của một người lính Nhảy dù. Với tâm niệm viết ra cho tận cùng sự thật những gì mình chứng kiến.
Nhà văn Phan Nhật Nam khi mới ra định cư ở hải ngoại năm 1993 đã bị không ít nhóm người trong cộng đồng chụp cái mũ "cộng sản" từ Úc châu, đến Âu châu, qua Mỹ quốc.
Buồn tình, tôi qua ở hẳn bên Minnesota. Ông kể lại những chuyện đó. Và ông cười.
Sau một cuộc đại phẫu, vì lý do sức khỏe ông chuyển về vùng Nam California sống giữa bạn bè từ năm 2006.
Miên man theo những câu chuyện của một con người có nhiều trải nghiệm thăng trầm trong đời sống. Tôi nhận thấy ở trong ông có trái tim nhiều thương cảm của một nhà văn. Có một câu chuyện ông kể làm chúng tôi xúc động.
Trong quãng thời gian khi bị quản thúc ở Bình Dương, ông gặp một đôi vợ chồng bị thương tật. Vợ cụt hai tay, chồng bị mù cùng dắt díu 2 đứa con lội bộ từ Lộc Ninh về Bình Dương khi trời đang sẫm tối.
Sau một cuộc đại phẫu, vì lý do sức khỏe ông chuyển về vùng Nam California sống giữa bạn bè từ năm 2006.
Miên man theo những câu chuyện của một con người có nhiều trải nghiệm thăng trầm trong đời sống. Tôi nhận thấy ở trong ông có trái tim nhiều thương cảm của một nhà văn. Có một câu chuyện ông kể làm chúng tôi xúc động.
Trong quãng thời gian khi bị quản thúc ở Bình Dương, ông gặp một đôi vợ chồng bị thương tật. Vợ cụt hai tay, chồng bị mù cùng dắt díu 2 đứa con lội bộ từ Lộc Ninh về Bình Dương khi trời đang sẫm tối.
Ông hỏi anh chị đi đâu? Thì được nghe trả lời là tính đi bộ về Tây Ninh vì nghe đâu dưới đó có Chùa đang phát chẩn.
Ông bảo: Thôi, lên xe ông chở ra bến xe An Sương.
Rồi ông cho tiền để đón xe đò.
Nếu đi bộ thì biết khi nào mới đến được?
Ông chở người vợ và 2 đứa con đi trước.
Dặn dò anh chồng mù ngồi yên, đừng đi đâu chờ ông quay lại.
Trên xe, chị vợ kể chị là chiến sĩ diệt Mỹ.
Đã từng đi hội nghị ở Cuba.
Trong một trận đánh chị ném lựu đạn bị thương cụt tay. Vào bệnh viện gặp anh chồng cũng là thương bệnh binh nên được kết hợp yêu nhau để tiện sau này cùng nhau chăm sóc.
Lúc ngồi chờ ở đây em mong là bác đừng quay lại. Và cũng muốn cho con vợ nó bỏ đi luôn. Vì đời em mà nó khổ quá nhiều rồi...
Ông nghẹn ngào khi lập lại lời bộc bạch của người chồng mù. Không giấu được xúc động. Đưa tay lên khóe mắt.
Ông nghẹn ngào khi lập lại lời bộc bạch của người chồng mù. Không giấu được xúc động. Đưa tay lên khóe mắt.
Rồi ông nói lớn:
Nỗi khổ của dân tộc mình nó lớn như một quả núi!
Nỗi khổ của dân tộc mình nó lớn như một quả núi. Câu nói của nhà văn Phan Nhật Nam khiến cho tôi cứ bị ám ảnh hoài.
Nỗi khổ của dân tộc mình nó lớn như một quả núi!
Nỗi khổ của dân tộc mình nó lớn như một quả núi. Câu nói của nhà văn Phan Nhật Nam khiến cho tôi cứ bị ám ảnh hoài.
Trả lờiXóa
Người mẹ già của tử sĩ VNCH trên căn gác tối
Trả lờiXóaTrần Tiến Dũng/Người Việt
Chân dung tử sĩ Phạm Ngọc Cường, trên bia mộ được người mẹ giữ lại cho đến hôm nay.
(Hình: Trần Tiến Dũng)
Khi D. hướng dẫn tôi đi lên căn gác tối của một ngôi nhà trên đường Thái Phiên - quận 11 - Sài Gòn, tôi đã có ý nghĩ, với một cầu thang gỗ nhỏ hẹp và chực chờ gãy đổ như thế này thì người mẹ một tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi tìm gặp, hẳn sẽ không bao giờ bước xuống khỏi căn gác được. Hẳn từ đây, bà sẽ vĩnh viễn tách biệt với thế giới hiện tại, để sống mãi trong ký ức với đứa con trai duy nhất đã hy sinh vì tổ quốc và lý tưởng dân chủ-tự do.
Chúng tôi bước từng bước thận trọng trên nền lót ván, cái nền này tuy trải miếng nhựa sạch sẽ, nhưng do quá cũ nên lún phập phều như nền đất bùn. Ánh sáng buổi xế chiều yếu ớt làm căn gác nhỏ thêm u tối.
Trước mắt chúng tôi, một bà cụ tóc trắng lưa thưa nằm co ro trên nền căn gác, cạnh cái ghế sô pha cũ rách. Phía trên bà là cái bàn thờ. Và, như mọi cái bàn thờ, vốn được tạm bợ đặt trên chiếc tủ ly, có cả di ảnh người đã khuất bên bình hoa nhựa đầy bụi bặm. Đây là góc riêng của người già buồn tủi thân phận.
Dù không muốn đánh thức cụ, tiếng chân chúng tôi làm căn gác ọp ẹp kêu cót két khiến cụ thức giấc. Thấy có khách, cụ bà ngồi dậy, đưa tay vuốt mấy sợi tóc lưa thưa trắng như cước. D. lên tiếng thưa cụ, cụ nói: 'Cậu đấy à! Lâu không thấy cậu.' Rồi cụ đưa mấy ngón tay run run, chùi mắt, ngẩng mặt lên nhìn chúng tôi. Cụ bà đối diện với chúng tôi là một người Bắc di cư. Quê cụ ở Thái Bình. Cụ là bác ruột của D.
Cùng ngồi nói chuyện có chị Bích, người con gái duy nhất còn lại của cụ. Chị Bích giả vờ hỏi cụ: 'Phải bà với anh đi tàu há mồm vào không. Chống Tây cho cố vào rồi chạy.' Cụ lắc đầu: 'Tôi đi máy bay từ Phòng vào đấy. Tây nó đưa đón tôi đấy.' Chị Bích quay sang nói với chúng tôi, 'Cụ còn minh mẫn lắm, các anh cứ hỏi chuyện.'
Người lính ấy...
</st
Trả lờiXóaNHẮN PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN VÀ BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI PHẠM THỊ HẢI CHUYỀN Nguyễn Văn Khải – Ông già Ôzôn
.
Mấy ngày hôm nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng quốc doanh thông báo rất nhiều các cuộc viếng thăm, trao quà tình nghĩa của các tổ chức nhà nước, các cán bộ cao cấp của Chính phủ đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ.
Theo baodientu.chinhphu.vn thì hiện nay ở Việt Nam có trên 8,8 triệu đối tượng người có công, chiếm gần 10% dân số. Hiện còn 1,47 triệu đối tượng người có công đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước với mức trợ cấp được điều chỉnh phù hợp trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội. Hẳn rằng những ví dụ điển hình mà người ta thấy được trên màn ảnh nhỏ hay trên các bài báo chỉ chiếm tỉ lệ vô cùng ít so với thực tế.
Số tiền và quà trao cho họ trong mỗi dịp kỉ niệm 27-7 cũng như số tiền trợ cấp hàng tháng cho họ là rất lớn. Nếu lo được đủ cho mọi người có công như vậy, nhà nước phải làm việc rất vất vả và đáng kính trọng.
Hơn thế nữa,ngày 10-7-2012, trong Đại hội đại biểu toàn quốc – Nhớ ơn Trung Quốc, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tuyên bố: “sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc, xuyên suốt trong 5 năm, sau đại hội này…”.Nếu không kể những người Trung Quốc đã tham chiến chiếm Hoàng Sa, một số đảo của Trường Sa, cũng như chiến tranh biên giới Việt-Trung từ 1979 hoặc đang xâm lấn biển Đông thì số người Trung Quốc kể từ ngày đánh Pháp, đuổi Nhật đến năm 1979 mà Việt Nam cần phải “tri ân” là rất lớn và khó mà tìm được đầy đủ.
Đã nhiều năm,cứ mỗi lần đến 27- 07 là tôi lại mừng mừng lo lo. Mừng vì được gặp lại các chiến hữu của thời thanh niên. Lo vì phải đi quá nhiều nơi và mình cũng như nhiều người khác phải nộp tiền tri ân. Ngày 23 – 07 – 2012 vào lúc 3giờ 9 phút có mấy người nông dân ở Miền núi phía Bắc đội mưa tới nhà tôi xin nước Anolit chữa bệnh cho mình và cho mọi người.
Có một bà nói như ngọng vì đau miệng đã 5 năm, đi chữa rất nhiều bệnh viện mà không khỏi, sau bốn giờ liên tục ngậm nước Anolit đã nói chuyện rất rõ ràng với tôi: “gia đình chị vừa nộp cho xã nhân ngày thương binh liệt sĩ 200 nghìn đồng vì có đầu kéo công-nông; các hộ nông dân khác 50 nghìn, hộ nào có xe con thì từ 500 – 1 triệu đồng, hộ bán vàng thì 10 triệu đồng.
Qua báo chí ai cũng có thể thấy được tiền cấp cho những người thuộc diện chính sách đã bị xà xẻo như thế nào. Nên tôi mong rằng không có chuyện tiền dân nộp cho thương binh liệt sĩ được dùng để tổ chức các buổi mít tinh, liên hoan, những chuyến đi quay lại cội nguồn cũng như chi phí đi lại thăm hỏi người có công.
Khoảng hai tuần trước xem HTV1, thấy mấy cháu thanh niên tình nguyện thuộc Thành Đoàn Hà Nội đi viếng mộ liệt sĩ ở Quảng trị, đã khóc và hứa sẽ noi gương những người đã khuất. Thế nhưng ngay ở số nhà 26 phố Hội Vũ, Hà Nội có một thương binh tên là Nguyễn Trọng Thông từng được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú” đã nằm liệt giường mấy tháng rồi. Khi không có người, chuột trèo lên giường cắn chảy máu bàn chân của ông. Do hai chân bị liệt nên ông không hay biết chuyện này.
Phía trước mắt ông, trên tường là ảnh thiếu tướng Đoàn Phụng-cựu tư lệnh trưởng Bộ tư lệnh quân khu Thủ đô. Cũng trong ảnh đó, có ảnh của anh cả Nguyễn Trọng Trình (thương binh đã mất), anh trai Nguyễn Chiến Thắng (giải phóng quân B2) và các em trai đều là bộ đội Nguyễn Trọng Thái, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Cao Sự, Nguyễn Trọng Chương và ông. Không hiểu Hội cựu chiến binh,cán bộ thương binh xã hội của phường tại sao lại không đến dù là an ủi ông vài câu. Ông Nguyễn Trọng Thông là con trai của em gái mẹ tôi cũng đã từng ở Đo
Bắt đầu tái bản rồi, tốt quá!
Trả lờiXóa:P
Ghé thăm ST thân chúc ST và gia quyến nhiều vui, khỏe
Trả lờiXóa