Điềm ơi !
Lê Duy Phương
Khi Điềm còn ở trên cao
Cái buồn thế sự đã vào chúng tôi
Bây giờ trời đã chiều rồi
Ngẫm ra thì muộn khóc cười làm chi
Phố phường vẫn lắm người đi
Hoa vẫn nở chẳng có gì khác đâu
Khác là ở chốn xa sâu
Trẻ em đi học không cầu qua sông
Khác là tận ngoài biển đông
Chủ quyền ta họ nói không lập lờ
Riêng màu đỏ của ngọn cờ
Ở Đại Nội hay biển bờ xa xôi
Vẫn luôn phơi phới đỏ tươi
Nhạt là nhạt ở tình người Điềm ơi
Lê Duy Phương
Bác Phương ơi !
Khi hai bác Phương, Điềm cùng ở trên cao
Nhân tình ấm lạnh, dân tôi thấm lâu rồi
Bây giờ sáng tỏ khắp nơi
Ngẫm đi ngẫm lại cơ trời lá lai
Khóc cười cũng đã an bài
Muôn năm còn kể, hình hài dẫu tan
Kinh nghiệm xương máu vô vàn
Người trong một nước nỡ tàn hại nhau
Xênh xang khanh tướng công hầu
Đỉnh cao trí tuệ chư hầu ngoại nhân
Biển đông di sản cha ông
Không dưng mà họ nói không lập lờ ?
Cùng chung màu đỏ ngọn cờ
Ở Đại Nội hay ở biển bờ xa xôi
Khác là ở cánh sao thôi
Năm sao hay sáu ? nhập nhằng hỡi ôi!
Thương sao thương quá dân tôi
Trẻ con đi học đu dây đến trường
Cải thiện thì săn chuột, sắn lùi
Bửa ăn cơm có thịt vẫn còn ước mơ
Từ khi thống nhất cõi bờ
Đã bốn thập kỷ dân được nhờ chi đâu ?
Quốc gia một núi nợ nần
Chưa kể bao thuế, phí đánh vào sức dân
Đỉnh cao cứ thấy béo mầm
Ngày đêm ra rã ca bài vì dân
Nhân dân như cát bụi lầm
Trăm thứ khổ nạn hơn cả thời thực dân
An cư lạc nghiệp ? trần thân !
Mặc bay sống chết, còn nói làm chi tình người ???
(Song Thu - xin phép họa bài thơ "Điềm ơi!)
-------
http://tiin.vn/chuyen-muc/thien/1-6-nhin-lai-nhung-hinh-anh-tre-em-khien-nguoi-xem-roi-le.html
Những hình ảnh trẻ em khiến người xem rơi lệ (P.1)
Bạn đã bao giờ khóc khi nhìn những hình ảnh này chưa? Còn tôi đã không ít lần rơi nước mắt khi chứng kiến những cảnh tượng này. Những em bé nhịn ăn cả mấy ngày liền vì đói, những đứa trẻ chưa đủ tuổi trưởng thành đã phải đi đập đá, chở gạch để mưu sinh, những học sinh dân tộc nội trú nhường nhau bát canh rau loãng nước... Không phải ở một đất nước hay một vùng miền nào đó quá xa xôi, ở ngay Hà Nội hay TP.HCM thôi, những cảnh tượng ấy vẫn luôn hiện hữu.
Vì quá đói em phải nhặt ăn cả những mẩu bánh mì đã hỏng
Những em học sinh dân tộc nội trú tới lớp với chiếc cặp lồng cơm chỉ có nước rau và lạc muối
Chiếc bát em bé cầm trên tay là món mèn mén, đây là một đặc sản của núi
rừng Tây Bắc nhưng khi ăn nó thì ứ nghẹn chẳng khác gì bát "chè khoán"
của bà cụ Tứ trong truyện "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân
Miếng cơm đã chẳng đủ ăn tới ngụm nước sạch em cũng không được uống
Những đứa trẻ ngủ thiếu chân trên tấm ván được chắp vá từ những thanh gỗ nhỏ
Giấc ngủ của các em liệu có được no tròn?
Hoàn cảnh của các anh chị lớn cũng chẳng khá hơn
Nhiều trẻ em vẫn phải trần truồng trong cái rét dưới 10 độ ở miền Tây Bắc
Cũng không ít em bị đen cháy da dưới sự thiêu đốt của nắng Tây Nguyên
Các em phải tới trường với bộ dạng quần áo lấm lem, bụi bặm
Những em may mắn hơn đủ quần áo, cơm ăn thì lại phải lao động đầy vất vả
Những trẻ em dưới 10 tuổi ở miền núi phải gồng mình tìm kiếm củi đun
Những em lớn hơn may mắn ở đồng bằng phải bốc vác, đẩy xe trọng tải gấp nhiều lần cân nặng
Thay vì những giờ ngồi trên lớp học bài, các em phải lặn lội nơi bãi rác tìm kiếm cơm ăn
Nếu không làm những công việc nặng nhọc ấy, các em không có tiền sinh sống
Ngày 1/6, ngày Tết của các em đang chuẩn bị đến gần. Tôi tự hỏi có bao nhiêu em biết được ý nghĩa của ngày lễ ấy?
Nhạt là bớt mặn :)))
Trả lờiXóaCho dù có ít, hay có nhiều, mà nay từ từ phai nhạt, thì mới gọi là nhạt dần.
Còn như đã hổng có miếng nào trước hay sau cũng thế thôi, sao có thể cho là nhạt ??? (Bớt mặn)
Trả lờiXóaPhương ơi !
Khi Phương, Điềm cùng ở trên cao
Nhân tình ấm lạnh dân tôi thấm rồi
Bây giờ sáng tỏ khắp nơi
Ngẫm đi ngẫm lại cơ trời lá lai
Khóc cười cũng đã an bài
Muôn năm còn kể, hình hài dẫu tan
Kinh nghiệm xương máu vô vàn
Người trong một nước nỡ tàn hại nhau
Xênh xang khanh tướng công hầu
Đỉnh cao trí tuệ chư hầu ngoại nhân
Biển đông di sản cha ông
Không dưng mà họ nói không lập lờ ?
Cùng chung màu đỏ ngọn cờ
Ở Đại Nội hay ở biển bờ xa xôi
Khác là ở cánh sao thôi
Năm sao hay sáu ? nhập nhằng hỡi ôi!
Thương sao thương quá dân tôi
Trẻ con đi học đu dây đến trường
Cải thiện thì săn chuột, sắn lùi
Bửa ăn cơm có thịt vẫn còn ước mơ
Từ khi thống nhất cõi bờ
Đã bốn thập kỷ dân được nhờ chi đâu ?
Quốc gia một núi nợ nần
Chưa kể bao thuế, phí đánh vào sức dân
Đỉnh cao cứ thấy béo mầm
Ngày đêm ra rã ca bài vì dân
Nhân dân như cát bụi lầm
Trăm thứ khổ nạn hơn thời thực dân
An cư lạc nghiệp ? trần thân !
Mặc bay sống chết, còn nói làm chi tình người ???