Dùng Thư Pháp Vẽ Chân Dung
Tác giả: Lê Vũ
Nhà thơ, nhà soạn kịch lừng danh William Shakespeare (Anh)
(23/4/1564 - 23/4/1616)
Họa sĩ Pablo Picasso (Tây Ban Nha)
(25/10/1881 - 8/4/1973)
Thiên tài âm nhạc Mozart (Áo)
(27/1/1756 - 5/12/1791)
Vua nhạc Rock and Roll Elvis Presley (Hoa Kỳ)
(8/1/1935 - 16/8/1977)
Vua hề Charlie Chaplin (Pháp)
(16/4/1889 - 25/12/1977)
Minh tinh Marilyn Monroe (Hoa Kỳ)
(1/6/1926 - 5/8/1962)
Minh tinh Sophia Loren (Ý)
(20/9/1934 - Present)
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Việt Nam)
(28/2/1939 - 1/4/2001)
Nhà thơ Xuân Diệu (Việt Nam)
(2/2/1916 - 18/12/1985)
Họa sĩ Bùi Xuân Phái (Việt Nam)
(1920 - 1988)
Đại thi hào Alexander Pushkin (Liên Xô)
(6/6/1799 - 10/2/1837)
Đại văn hào Lev Tolstoy (Liên Xô)
(9/9/1828 - 20/10/1910)
Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013
Pó tay với lương tâm nghề nghiệp / trách nhiệm của ông luôn ! Hic!
Đọc bài báo này thấy ... stress quá !
Bởi ổng nói nghe sao ... điên điên gì đâu á ! điên chưa từng thấy luôn ! hic!
-----
http://nld.com.vn/20130624110029456p0c1002/khoai-tay-doc-phai-chap-nhan.htm
Khoai tây độc: Phải chấp nhận!
Thứ Hai, 24/06/2013 23:11
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT, đã nhìn nhận như vậy quanh vụ 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt 16 lần ngưỡng cho phép vừa bị phát hiện tại TP Đà Lạt
* Phóng viên: Thưa ông, nếu vừa qua TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng không phát hiện được 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt 16 lần ngưỡng cho phép thì người dân đã bị đầu độc?
- Ông Nguyễn Xuân Hồng: Trong trường hợp như thế thì bất cứ nước nào trên thế giới đều phải chấp nhận. Bởi vì không phát hiện ra thì thôi, cũng như nhiều trường hợp, đi khám mãi mà bác sĩ không phát hiện ra bệnh nhưng thực chất là đang mắc bệnh.
Hiện nay, trên thế giới cũng chỉ đến mức độ như thế thôi, kể cả các nước phát triển nhất họ cũng đang áp dụng những biện pháp như vậy. Bất cứ phương pháp kiểm tra gì trên thế giới cũng có độ rủi ro chứ không bao giờ được tuyệt đối 100%.
* Những nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người tiêu dùng?
- Mức dư lượng tối đa cho phép là mức mà trong thương mại người ta đưa ra, nó rất an toàn. Đó là mức mà người ta thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe để cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng có thông tin và bắt đầu tăng cường kiểm tra, đảm bảo các biện pháp an toàn; chứ không phải cứ vượt ngưỡng tối đa cho phép là mất an toàn. Ví dụ, người ta nói hằng ngày, 1 thanh niên 18 tuổi phải ăn 3.000 cây xà lách hoặc 1 cô gái phải ăn 354 quả táo. Khi các loại rau quả này có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, phải liên tục ăn như thế thì nó mới ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy, có những mẫu dù dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức tối đa cho phép và vi phạm quy định của Việt Nam nhưng cũng chưa đồng nghĩa với việc mất an toàn. Khi nào nó vượt ngưỡng hàng trăm lần, thậm chí 1.000 lần thì lúc ấy cơ quan quản lý nhà nước mới vào cuộc để truy xuất nguồn gốc, tiêu hủy. Sau đó, có nhiều nước họ đưa ra thông báo cho dân chúng không nên mua hoặc nếu đã mua rồi thì không nên ăn sản phẩm đó.
-------
* Những nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người tiêu dùng? --> Thì dĩ nhiên ai cũng biết là mất an toàn rồi, "chứ còn gì nửa ?" đâu cần phải hỏi làm chi, để nghe ổng nói ... xạo ???
( Cũng giống như để tự bảo vệ mình, người dân không ai dám mua, hoặc tiêu thụ các sản phẩm cũ, sắp hết hạn sử dụng /gần hết date vậy thôi, thì mới tương đối được an toàn , có khi mua đồ còn date đàng hoàng , mà rồi thấy cũng vẫn có nhiều trường hợp bị hư hỏng độc hại tùm lum đó thôi, hổng phải sao ? )
Ngay như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chỉ vừa tới mức ngưỡng cho phép, hỏi thử coi coi chính ổng và gia đình ổng có dám ăn không ? Nếu mà ổng dám ăn thì hãy dám nói như trên .
( Bởi chỉ cần ta tiêu thụ các sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dù chỉ ở mức thấp, nhưng nếu đó là hóa chất độc hại, thì nó cũng sẽ tích lũy trong cơ thể con người dần dần, đến một mức độ nhất định nào đó, đủ để phát tác nguy hiểm cho cơ thể - tức gây nên các bệnh tật hiểm nghèo. Ăn vô là : "Từ từ rồi khoai cũng nhừ" à nha :)) bởi vậy mới cần ta phải có ý thức : "Phòng bệnh hơn chữa bệnh ", điều này thì ai ai cũng biết mà ?)
Còn như chờ tới khi nào nó vượt ngưỡng hàng trăm lần, thậm chí 1.000 lần thì lúc ấy cơ quan quản lý nhà nước mới vào cuộc để truy xuất nguồn gốc, tiêu hủy .... thì lúc đó ôi thôi thôi dẹp tiệm ổng luôn cho rồi, đâu ai còn cần tới cái cục trời ơi đất hỡi đó của ổng làm chi ? Bởi đâu còn có ý nghĩa bảo vệ thực vật gì đâu ? Bảo vệ phải là hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra cho người tiêu dùng, chứ còn gì nửa ? :))
Bởi ổng nói nghe sao ... điên điên gì đâu á ! điên chưa từng thấy luôn ! hic!
-----
http://nld.com.vn/20130624110029456p0c1002/khoai-tay-doc-phai-chap-nhan.htm
Khoai tây độc: Phải chấp nhận!
Thứ Hai, 24/06/2013 23:11
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT, đã nhìn nhận như vậy quanh vụ 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt 16 lần ngưỡng cho phép vừa bị phát hiện tại TP Đà Lạt
* Phóng viên: Thưa ông, nếu vừa qua TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng không phát hiện được 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt 16 lần ngưỡng cho phép thì người dân đã bị đầu độc?
- Ông Nguyễn Xuân Hồng: Trong trường hợp như thế thì bất cứ nước nào trên thế giới đều phải chấp nhận. Bởi vì không phát hiện ra thì thôi, cũng như nhiều trường hợp, đi khám mãi mà bác sĩ không phát hiện ra bệnh nhưng thực chất là đang mắc bệnh.
Hiện nay, trên thế giới cũng chỉ đến mức độ như thế thôi, kể cả các nước phát triển nhất họ cũng đang áp dụng những biện pháp như vậy. Bất cứ phương pháp kiểm tra gì trên thế giới cũng có độ rủi ro chứ không bao giờ được tuyệt đối 100%.
* Những nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người tiêu dùng?
- Mức dư lượng tối đa cho phép là mức mà trong thương mại người ta đưa ra, nó rất an toàn. Đó là mức mà người ta thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe để cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng có thông tin và bắt đầu tăng cường kiểm tra, đảm bảo các biện pháp an toàn; chứ không phải cứ vượt ngưỡng tối đa cho phép là mất an toàn. Ví dụ, người ta nói hằng ngày, 1 thanh niên 18 tuổi phải ăn 3.000 cây xà lách hoặc 1 cô gái phải ăn 354 quả táo. Khi các loại rau quả này có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, phải liên tục ăn như thế thì nó mới ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy, có những mẫu dù dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức tối đa cho phép và vi phạm quy định của Việt Nam nhưng cũng chưa đồng nghĩa với việc mất an toàn. Khi nào nó vượt ngưỡng hàng trăm lần, thậm chí 1.000 lần thì lúc ấy cơ quan quản lý nhà nước mới vào cuộc để truy xuất nguồn gốc, tiêu hủy. Sau đó, có nhiều nước họ đưa ra thông báo cho dân chúng không nên mua hoặc nếu đã mua rồi thì không nên ăn sản phẩm đó.
-------
* Những nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người tiêu dùng? --> Thì dĩ nhiên ai cũng biết là mất an toàn rồi, "chứ còn gì nửa ?" đâu cần phải hỏi làm chi, để nghe ổng nói ... xạo ???
( Cũng giống như để tự bảo vệ mình, người dân không ai dám mua, hoặc tiêu thụ các sản phẩm cũ, sắp hết hạn sử dụng /gần hết date vậy thôi, thì mới tương đối được an toàn , có khi mua đồ còn date đàng hoàng , mà rồi thấy cũng vẫn có nhiều trường hợp bị hư hỏng độc hại tùm lum đó thôi, hổng phải sao ? )
Ngay như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chỉ vừa tới mức ngưỡng cho phép, hỏi thử coi coi chính ổng và gia đình ổng có dám ăn không ? Nếu mà ổng dám ăn thì hãy dám nói như trên .
( Bởi chỉ cần ta tiêu thụ các sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dù chỉ ở mức thấp, nhưng nếu đó là hóa chất độc hại, thì nó cũng sẽ tích lũy trong cơ thể con người dần dần, đến một mức độ nhất định nào đó, đủ để phát tác nguy hiểm cho cơ thể - tức gây nên các bệnh tật hiểm nghèo. Ăn vô là : "Từ từ rồi khoai cũng nhừ" à nha :)) bởi vậy mới cần ta phải có ý thức : "Phòng bệnh hơn chữa bệnh ", điều này thì ai ai cũng biết mà ?)
Còn như chờ tới khi nào nó vượt ngưỡng hàng trăm lần, thậm chí 1.000 lần thì lúc ấy cơ quan quản lý nhà nước mới vào cuộc để truy xuất nguồn gốc, tiêu hủy .... thì lúc đó ôi thôi thôi dẹp tiệm ổng luôn cho rồi, đâu ai còn cần tới cái cục trời ơi đất hỡi đó của ổng làm chi ? Bởi đâu còn có ý nghĩa bảo vệ thực vật gì đâu ? Bảo vệ phải là hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra cho người tiêu dùng, chứ còn gì nửa ? :))
Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013
Số phận bài báo là cái quái gì so với số phận của một đất nước, số phận của một dân tộc ???
Don’t listen to the communists, but take a good look at what they have done.
***
Người hành quyết bao dung
Cuốn sách khởi đầu với hình ảnh cụ Kiệt trong những giờ phút cuối cùng chuẩn bị vào Sài Gòn ngày 29-30/4-1975. Sau đó cụ xuất hiện thường xuyên trong suốt chiều dài cuốn sách với tần suất đủ cao để coi cuốn sách là một biên niên sử về cụ. Tuy nhiên, tác giả không bắt cụ phải phát biểu những lời quyền uy, hiệu lực như trong các bài báo ngắn mà đưa ra một hình tượng VVK rất con người, rất có lý mà cũng lại rất có tình. Việc này giúp khẳng định lại một lần nữa hình ảnh VVK tích cực trong lòng quần chúng nhân dân.
Ấn tượng mình thu nhận được về VVK là về một vị lãnh đạo bao dung, sẵn sàng bắt tay, nâng đỡ những người mà xã hội lúc bấy giờ xua đuổi. Có khoảng vài chục ví dụ về VVK tham vấn, hỗ trợ, nâng đỡ các trí thức cũ bằng cách cho người ta công ăn, việc làm, thực phẩm, dìu dắt con người ta, mở rào cho con cái người ta đi ra nước ngoài; VVK giúp cho các đôi yêu đương có vấn đề về lý lịch được cưới nhau; VVK thành lập lực lượng thanh niên xung phong rồi tổ chức đám cưới cho một đôi, vv.
Sau khi đọc một vài mẩu chuyện về VVK thì mình bắt đầu suy nghĩ là mặc dù ông có lẽ đúng là một người bao dung, nhân hậu nhưng ông đồng thời cũng là người có trách nhiệm chính tạo ra những khó khăn cho những người mà giờ ông đang phá rào để giúp đỡ. Đành rằng nhiều chủ trương rất lớn ví dụ như tập trung học tập cải tạo là do trung ương quyết định và ông dù muốn cũng không đảo ngược được xu thế nhưng đồng thời chính ông cũng là người chủ trương hoặc người quyết định mức độ thực hiện một số chính sách khác làm điên đảo cuộc đời người ta. Sau chừng dăm mười truyện kể để minh họa hình ảnh ông Thiện VVK mình bắt đầu nghĩ tới hình ảnh người hành quyết khoan dung lấy miếng vải lau sạch cái lưỡi đao để tránh nhiễm trùng cho người sắp bị chém đầu. Nói thế thì nghe có vẻ nặng nề nhưng đúng thực là ông VVK không thể nào ra một quyết định chính sách mà sau đó không quay lại tạo ra một ngoại lệ đối xử cho người này người khác. Có một mẫu hình lặp đi lặp lại từ cả những ví dụ trong sách này và những giai thoại ngoài đời (vụ đường dây 500KV, vụ Dung Quất) mà ở đó người ta thấy VVK hoặc là một người tiền hậu bất nhất không thể không xoay xở một chút với các chính sách ngay cả do chính ông đưa ra hoặc là một kịch sỹ, một chiến sỹ dân vận địch vận có tài. Chắc chắn ông không thể không biết về ấn tượng ông tạo ra cho quần chúng như một người ôn hòa và khoan dung với đối phương, với phía bên kia, viên cảnh sát hiền trong trò chơi good cop bad cop. Mình có nghi ngờ là VVK chỉ chờ chính sách bắt đầu có hiệu lực (tạo ra khó khăn cho ai đó) để cụ bắt đầu ra tay cứu giúp, hỗ trợ người ta và việc này mang lại cho cụ nhiều cảm giác sảng khoái.
Rất nhiều chính sách tạo ra và thực hiện ở SG thời hậu chiến có tác dụng lập tức đẩy nhiều người vào chỗ chết. VVK trong vai trò là lãnh đạo cao nhất của thành phố không thể được coi là bị động hay không liên quan. Hình ảnh ông Thiện VVK mà tác giả trình ra chỉ thể hiện một mảng nhỏ về con người lãnh đạo VVK, có lẽ chỉ là một thứ thú vui kiểu mèo khóc chuột của ông.
...
(trích)
Nhân đọc Bên Thắng Cuộc của Osin Huy Đức (II)
Anh Gau Pham - ngày 11 tháng 12 2012 lúc 9:2
-----
Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”…
Hồ Viết Thịnh thực hiện
Ông Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo
Quốc Tế (nay là báo Thế Giới và Việt Nam), kể về một câu chuyện trắc
trở xung quanh bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Ông Vĩnh kể đó là một trong những bài báo in trên
Quốc Tế được xây dựng công phu nhất nhưng cũng lại là bài báo có số phận
trải đủ cung bậc thăng trầm…
“Đăng và gỡ”…
. Xây dựng công phu nghĩa là thế nào, thưa ông?
+ Cuối năm 2004, anh em nghiên cứu chính sách đối
ngoại bên ngoại giao và báo Quốc Tế được gặp ông Võ Văn Kiệt nhằm trao
đổi một số vấn đề đối ngoại. Sau buổi gặp, một phó tổng biên tập được
phân công chấp bút, lựa những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất để
soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Hướng nhắm tới là cột mốc
quan trọng năm 2005: 30 năm ngày giải phóng miền Nam, rất thích hợp để
phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh
đạo cấp cao. Bài được gửi xin ý kiến và được nguyên Thủ tướng Võ Văn
Kiệt đồng ý cho đăng với kế hoạch thời gian sẽ đăng Quốc Tế số tết Ất
Dậu 2005.
. Vậy còn thăng trầm?
+ Đó là khi bài đã lên khuôn ở nhà in thì tôi nhận được chỉ đạo qua điện thoại không cho phép đăng bài đó.
. Một bài báo quan trọng như thế thông thường khi
chưa lên trang chỉ nhân vật và tòa soạn biết, tại sao lại rò rỉ để đến
mức bị chỉ đạo gỡ bài?
+ Đó cũng chính là câu tôi đã hỏi vị lãnh đạo đó.
Nhưng ông ấy từ chối trả lời mà chỉ yêu cầu tôi thực hiện không cho bài
ấy xuất hiện. Cuối cùng, chúng tôi phải bóc hết một “tay in” là tám
trang, rồi thay vào một bài khác.
. Bài bị gỡ thường là “có vấn đề”, lúc đó ông có sợ trách nhiệm cá nhân của mình không?
+ Khi thực hiện bài phỏng vấn đặc biệt này, tôi đều
có báo cáo với cơ quan chủ quản của báo là Bộ Ngoại giao. Bài viết hoàn
thành, chúng tôi cũng gửi lại cho nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc, sau
đó ông có phê vào bản thảo là đồng ý cho đăng.
. Phản ứng của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi biết bài không được đăng như thế nào?
+ Ông ấy không hài lòng. Nguyên Thủ tướng còn viết
thư riêng gửi cho một lãnh đạo cao cấp yêu cầu giải thích về việc này.
Tôi vẫn còn giữ hai lá thư đó, bản gửi cho tôi biết, như một kỷ niệm
công việc.
. Nhưng cuối cùng bài báo đó cũng được đăng với tựa đề là “Những đòi hỏi mới của thời cuộc”.
+ Đúng rồi, sau lá thư của ông Võ Văn Kiệt, không rõ
từ lý do nào và ra sao mà một thời gian sau ngày bị dừng thì tổng biên
tập lại nhận được chỉ đạo phải đăng bài này. Nhưng đúng lúc đó thì
nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại không đồng ý để bài đó được đăng nữa.
. Báo Quốc Tếđã làm gì để thuyết phục ông Võ Văn Kiệt đồng ý?
+ Việc này vượt ra ngoài tầm của Ban Biên tập. Đích
thân đồng chí Nguyễn Phú Bình lúc đó là thứ trưởng Bộ Ngoại giao vất vả
lắm mới nhận được cái gật đầu của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và bài
báo đã được in vào ngày 30-3-2005.
“Triệu người vui, triệu người buồn”
. Dư luận về bài báo đó ra sao, thưa ông?
+ Dư luận rất tốt, rất nhiều báo ở trong nước và ngoài nước in lại hoặc đưa lên mạng bài báo này.
Bài báo hay ở nội dung và tư tưởng. Ngay mở đầu bài
viết, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định rằng chiến thắng 30-4
là vĩ đại nhưng người Việt Nam cũng “đã phải trả giá cho chiến thắng đó
bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát”. Vì thế một sự kiện liên quan đến
chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu người
vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Vết thương chung của dân tộc như
vậy cần được giữ lành, “thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.
Và muốn để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người
chiến thắng và đang lãnh đạo đất nước, “phải thực tâm khoan dung và hòa
hợp”. Ở một lãnh đạo cấp cao, ý trên thật mới và rất quan trọng cho hòa
hợp dân tộc.
. Trong bài trả lời phỏng vấn đó, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn có đánh giá về tướng Dương Văn Minh?
+ Đúng, nguyên Thủ tướng phân tích tướng Minh nhậm
chức tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 28-4-1975 là thời điểm mà “một
nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn”, rồi Sài
Gòn không “tử thủ” như các tướng tá khác muốn, trái lại thành phố giữ
được nguyên vẹn do ông Minh chấp nhận đầu hàng. Sự việc được ông Kiệt kể
lại: “Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30-4, khi nghe
ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho
cách mạng đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút
ấy mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này”. Với cách nhìn
nhận như vậy, ông Kiệt muốn nêu lên một thực tế, ông nói: “Điều quan
trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước thương
nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và
không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng
góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc
Việt Nam chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”.
. Việc đánh giá về ông Dương Văn Minh như thế phải chăng cũng là một nguyên do khiến bài phỏng vấn đó bị yêu cầu dừng xuất bản?
+ Nguyên nhân thực sự tôi không rõ. Tuy nhiên, với
hai ý lớn như thế, lại xuất hiện ở thời điểm 2005, khi mà trong nội bộ
chúng ta còn có nhận thức và đánh giá chênh nhau, thậm chí khác nhau về
thực chất của hòa hợp dân tộc và lực lượng thứ ba có liên quan đến tướng
Dương Văn Minh, thì việc bài báo bị dừng lại, tôi nghĩ cũng là điều có
thể hiểu được.
Ngoại giao văn hóa
. Về hưu nhưng ông dường như vẫn quan tâm đến thời
cuộc với nhiều bài viết trên blog cá nhân và Facebook… Ông nghĩ thế nào
về ngoại giao của ta trong thời điểm hiện nay?
+ Chúng ta vẫn thường nghe câu “thêm bạn bớt thù”
trong quan hệ quốc tế. Như vậy tức là chúng ta vẫn thừa nhận có thù, làm
như điều này “không thể hết được”. Nhưng tôi nghĩ không nên tư duy về
thù và “sắp xếp” hai khái niệm bạn/thù theo lối cũ, được như thế thì vẫn
tốt hơn. Nói cách khác là nên xác định ở thời nay sẽ chẳng có bạn hay
thù nào là vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi đất nước và dân tộc là vĩnh
viễn và vĩnh cửu.
. Nhưng có lúc đấu tranh để bảo vệ quyền lợi dân tộc, chúng ta phải chạm trán với kẻ thù, thưa ông?
+ Như thế chúng ta mới cần phải có đường lối và chính
sách ngoại giao đúng đắn. Cần nhiều cách ứng xử và biện pháp khác nhau
vận dụng khôn ngoan. Trong quan hệ là hợp tác cùng có lợi và bình đẳng,
là mềm mỏng nhưng cần thì phải đấu tranh khi lợi ích dân tộc bị xâm hại.
Trải qua bao chục năm dâu bể, tôi thoáng nghĩ đến phương cách trung
lập. Cái thế địa-chính trị của nước ta nó mách bảo điều này. Lãnh đạo
cấp cao chúng ta chẳng nói là nước ta không liên minh với nước này chống
lại nước kia, cũng không cho ai đặt căn cứ quân sự và nếu phải sắm vũ
khí cũng là để phòng thủ… Đây là một chủ đề rất lớn nên chúng mình để
lúc khác bàn đến…
Ông Nguyễn Vĩnh tốt nghiệp khoa Ngữ Văn Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội khóa 1963-1967, ra trường ông được nhận vào làm việc như một biên tập viên tập sự tại NXB Ngoại văn. Từ năm 1998 ông được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm tổng biên tập báo Quốc Tế cho đến năm 2006. Tiếp đó, ông còn là một trong những người gây dựng tuần báo Thời Đại của Liên hiệp Các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này đến năm 2008.
Theo PLTP
Trời ơi! có thể nào tin ...??? Đất nước tôi không có chiến tranh ... Mà sao đau thắt ở trong lòng ! *
Được tin :
Anh NGUYỄN VŨ VỸ
Sinh năm 1973, tại Hải Phòng
đã từ trần do bị sát hại tại Hà Nội
???
Xin góp lời cầu nguyện mong linh hồn anh được yên nghỉ cõi vĩnh hằng !
---------
Thơ Tuyệt mệnh
(đăng trên FB Quê Thuốc Lào của Nguyễn Vũ Vỹ ngày 18.6.2013)
Sống là khách qua đường.
Chết là về cố hương.
Trời đất là quán trọ.
Bụi muôn đời xót thương.
Phú quý vinh hoa như mộng ảo.
Sắc tài danh lợi tựa phù du.
Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng.
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không.
-----
* thơ Nguyễn Phương Uyên.
Anh NGUYỄN VŨ VỸ
Sinh năm 1973, tại Hải Phòng
đã từ trần do bị sát hại tại Hà Nội
???
Xin góp lời cầu nguyện mong linh hồn anh được yên nghỉ cõi vĩnh hằng !
---------
Thơ Tuyệt mệnh
(đăng trên FB Quê Thuốc Lào của Nguyễn Vũ Vỹ ngày 18.6.2013)
Sống là khách qua đường.
Chết là về cố hương.
Trời đất là quán trọ.
Bụi muôn đời xót thương.
Phú quý vinh hoa như mộng ảo.
Sắc tài danh lợi tựa phù du.
Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng.
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không.
-----
* thơ Nguyễn Phương Uyên.
Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013
Tếu thiệt, dùng chữ nghĩa kiểu gì hiểu chết liền ! :)) -> " Hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm ... " ???
COC và UNCLOS không có trong Tuyên bố chung Việt-Trung
Tháng Sáu 22, 2013
Trọng Nghĩa
Chuyến công du Trung Quốc trong ba ngày
của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kết thúc vào hôm nay,
21/06/2013. Đúng như dự báo, vấn đề Biển Đông đã được Chủ tịch nước Việt
Nam nêu lên trong các cuộc thảo luận với các lãnh đạo Trung Quốc, và đã
được nêu lên trong bản thông cáo chung tổng kết chuyến thăm. Và cũng
đúng với dự đoán, hai bên chỉ nhắc lại cam kết tăng cường đối thoại, và
cố tránh đối đầu trên vấn đề này. Tuy nhiên, hai yếu tố Việt Nam rất
mong muốn là Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông và nhu cầu tôn trọng Công ước
Liên Hiệp Quốc đã hoàn toàn vắng bóng trong văn kiện.
Trong ấn bản tiếng Việt của Tuyên bố
chung Việt Nam – Trung Quốc dài gần 4000 từ, gồm 8 đề mục, được TTXVN
loan báo, vấn đề tranh chấp Biển Đông được nêu khá chi tiết trong đề mục
thứ tư, xác nhận rằng hồ sơ đã được nêu lên nhân chuyến công du Trung
Quốc của ông Trương Tấn Sang.
Mở đầu phần nói về Biển Đông, bản Tuyên bố chung nói rõ :
“Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước”.
Sau khi liệt kê một số hướng hành động trong việc duy trì đối thoại nêu trên, bản Tuyên bố chung Việt Nam Trung Quốc kết thúc bằng cam kết nỗ lực tránh gây căng thẳng :
“Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt – Trung cũng như hòa bình, ổn định tại biển Đông“.
Cơ sở có thể nói là pháp lý để hai bên quản lý tốt tranh chấp Biển Đông là hai văn kiện then chốt. Trước hết đó là thỏa thuận song phương Việt Trung – “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” – mà hai nước cam kết “nghiêm túc thực hiện”, và lẽ dĩ nhiên là bản “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông” (DOC), được cả hai nước “nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả”.
Điều được giới phân tích ghi nhận là trong toàn bộ những phần đề cập đến các vấn đề trên biển trong bản Tuyên bố chung, không hề có một từ ngữ nào nhắc đến yêu cầu tôn trọng “luật pháp quốc tế” hay Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, những khái niệm luôn luôn được phía Việt Nam nhấn mạnh trong những năm gần đây.
Xin nhắc lại là quan điểm của Bắc Kinh cho đến nay vẫn là không muốn tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các láng giềng bị quốc tế hóa.
Mặt khác, một trong những điều được Việt Nam mong đợi là tín hiệu từ phía Trung Quốc cho biết là họ sẵn sàng mở thương thuyết với ASEAN về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC. Tuy nhiên, trong bản Tuyên bố chung Việt-Trung nhân chuyến công du của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, không có bất kỳ từ ngữ nào về vấn đề này.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm nay kết thúc chuyến thăm Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình. Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc.
Sau đây là toàn văn Tuyên bố chung:
1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.
Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình; lần lượt hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang. Trong không khí thẳng thắn, hữu nghị, Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Ngoài Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm tỉnh Quảng Đông.
2. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.
3. Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác (cách dùng câu chữ như này nghe rất mắc cười, vì không phù hợp ngữ cảnh :) chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây:
(i) Duy trì tiếp xúc cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm song phương, điện đàm qua đường dây nóng, gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương… để tăng cường trao đổi chiến lược, nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan hệ hai nước. Phía Việt Nam hoan nghênh lãnh đạo Trung Quốc sớm sang thăm Việt Nam, phía Trung Quốc hoan nghênh Lãnh đạo Việt Nam sang thăm và tham dự các Hội nghị tại Trung Quốc.
(ii) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ chế quan trọng này, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc” được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.
(iii) Hai bên hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng trong những năm qua, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.
(iv) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, tổ chức Tham vấn Ngoại giao thường niên và tăng cường giao lưu cấp Cục, Vụ giữa hai Bộ Ngoại giao.
(v) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ 4, nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước, phát huy tốt vai trò của cơ chế Đối thoại chiến lược quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng để tăng cường tin cậy lẫn nhau. Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ. Thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc” (sửa đổi) ký kết trong chuyến thăm này, tiếp tục triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền. Làm sâu sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển, trong năm nay triển khai hai đợt tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề an ninh đa phương khu vực. Trao đổi nghiên cứu hình thức mới, nội dung mới trong triển khai hợp tác quốc phòng, làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước.
(vi) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an ninh, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước, tăng cường các chuyến thăm cấp cao và đơn vị nghiệp vụ của cơ quan thực thi pháp luật hai bên, thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên biên giới, giữ gìn trật tự trị an xã hội cũng như xây dựng năng lực thực thi pháp luật, sớm triển khai các hoạt động thực thi pháp luật chung trên các lĩnh vực, duy trì an ninh và ổn định khu vực biên giới hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai giao lưu hợp tác giữa cơ quan cảnh sát biển hai nước. Hai bên nhất trí sớm khởi động đàm phán về “Hiệp định dẫn độ Việt-Trung” trong nửa cuối năm nay.
(vii) Hai bên nhất trí tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế, thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016” và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm, thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, khoáng sản, công nghiệp chế tạo và phụ trợ, dịch vụ cũng như hợp tác khu vực “Hai hành lang, một vành đai.”
Hai bên sẽ sử dụng tốt cơ chế Ủy ban Hợp tác kinh tế-thương mại song phương, thực hiện tốt “Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc”; hai bên nhất trí tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu, quyết liệt để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở đảm bảo thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cố gắng hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD. Tiếp tục thúc đẩy xây dựng các dự án hợp tác kinh tế – thương mại quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, khu công nghiệp, kết nối giao thông trên bộ, trong đó ưu tiên thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội…
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương. Tiếp tục thúc đẩy tiện lợi hóa thương mại và đầu tư song phương, bao gồm khuyến khích thanh quyết toán bằng đồng bản tệ trong trao đổi mậu dịch tại khu vực biên giới. Khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư.
(viii) Hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương về nông nghiệp, tăng cường giao lưu khoa học kỹ thuật nông nghiệp và nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nhân rộng các loại giống cây trồng nông nghiệp sản lượng cao và chất lượng tốt, bao gồm các loại giống lúa lai, thúc đẩy ngành chế biến và thương mại hàng nông sản phát triển, tập trung thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng chống dịch bệnh động thực vật xuyên biên giới và an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng dự báo và mức độ chia sẻ thông tin.
(ix) Tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 – 2015”, “Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015”, sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay tại Trung Quốc, đồng thời tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, Diễn đàn nhân dân Việt-Trung…, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị Việt-Trung để gia tăng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
(x) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban hợp tác về khoa học công nghệ giữa Chính phủ hai nước, khuyến khích và ủng hộ giới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hai nước triển khai hợp tác với nhiều hình thức như cùng nghiên cứu và phát triển, cùng xây dựng phòng thí nghiệm chung, chuyển giao công nghệ… trong các lĩnh vực hai bên quan tâm như nông nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng mới, bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước…
(xi) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế – thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế…; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển.
(xii) Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước; đánh giá tích cực việc hai nước thành lập Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này; đồng ý thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế – thương mại giữa hai nước. Sớm khởi động việc xây dựng cầu Bắc Luân II Việt-Trung. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán mới “Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu vực cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc” vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.
(xiii) Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đánh giá cao “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển” được ký kết trong chuyến thăm lần này, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước phù hợp với quan hệ hai nước.
4. Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ…, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển.
Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, trong năm nay khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm xác định khu vực và lĩnh vực hợp tác để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực.
Hai bên nhất trí gia tăng mật độ đàm phán của Nhóm công tác chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt-Trung, trong năm nay thực hiện một đến hai dự án hợp tác trong số ba dự án đã thỏa thuận, bao gồm Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.
Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
5. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.
6. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc cùng là hai nước đang phát triển, có lập trường tương tự và gần nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á…, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Hai bên nhất trí lấy năm nay – năm kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, làm cơ hội để thực hiện toàn diện nhận thức chung mà Lãnh đạo các nước ASEAN và Lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, kết nối giao thông, hải dương, xã hội nhân văn…, đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
7. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc”, “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam – Trung Quốc” (sửa đổi), “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển”, “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu”, “Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước”, “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc”, “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ” và nhiều văn kiện hợp tác kinh tế khác.
8. Hai bên hài lòng trước những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhất trí cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, hữu nghị của phía Trung Quốc và mời Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn.
Bắc Kinh, ngày 21 tháng 6 năm 2013
Mở đầu phần nói về Biển Đông, bản Tuyên bố chung nói rõ :
“Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước”.
Sau khi liệt kê một số hướng hành động trong việc duy trì đối thoại nêu trên, bản Tuyên bố chung Việt Nam Trung Quốc kết thúc bằng cam kết nỗ lực tránh gây căng thẳng :
“Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt – Trung cũng như hòa bình, ổn định tại biển Đông“.
Cơ sở có thể nói là pháp lý để hai bên quản lý tốt tranh chấp Biển Đông là hai văn kiện then chốt. Trước hết đó là thỏa thuận song phương Việt Trung – “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” – mà hai nước cam kết “nghiêm túc thực hiện”, và lẽ dĩ nhiên là bản “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông” (DOC), được cả hai nước “nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả”.
Điều được giới phân tích ghi nhận là trong toàn bộ những phần đề cập đến các vấn đề trên biển trong bản Tuyên bố chung, không hề có một từ ngữ nào nhắc đến yêu cầu tôn trọng “luật pháp quốc tế” hay Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, những khái niệm luôn luôn được phía Việt Nam nhấn mạnh trong những năm gần đây.
Xin nhắc lại là quan điểm của Bắc Kinh cho đến nay vẫn là không muốn tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các láng giềng bị quốc tế hóa.
Mặt khác, một trong những điều được Việt Nam mong đợi là tín hiệu từ phía Trung Quốc cho biết là họ sẵn sàng mở thương thuyết với ASEAN về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC. Tuy nhiên, trong bản Tuyên bố chung Việt-Trung nhân chuyến công du của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, không có bất kỳ từ ngữ nào về vấn đề này.
Theo RFI
Tham khảo Việt Nam, Trung Quốc ra Tuyên bố chung trên TTXVNChủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm nay kết thúc chuyến thăm Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình. Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc.
Sau đây là toàn văn Tuyên bố chung:
1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.
Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình; lần lượt hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang. Trong không khí thẳng thắn, hữu nghị, Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Ngoài Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm tỉnh Quảng Đông.
2. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.
3. Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác (cách dùng câu chữ như này nghe rất mắc cười, vì không phù hợp ngữ cảnh :) chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây:
(i) Duy trì tiếp xúc cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm song phương, điện đàm qua đường dây nóng, gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương… để tăng cường trao đổi chiến lược, nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan hệ hai nước. Phía Việt Nam hoan nghênh lãnh đạo Trung Quốc sớm sang thăm Việt Nam, phía Trung Quốc hoan nghênh Lãnh đạo Việt Nam sang thăm và tham dự các Hội nghị tại Trung Quốc.
(ii) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ chế quan trọng này, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc” được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.
(iii) Hai bên hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng trong những năm qua, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.
(iv) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, tổ chức Tham vấn Ngoại giao thường niên và tăng cường giao lưu cấp Cục, Vụ giữa hai Bộ Ngoại giao.
(v) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ 4, nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước, phát huy tốt vai trò của cơ chế Đối thoại chiến lược quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng để tăng cường tin cậy lẫn nhau. Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ. Thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc” (sửa đổi) ký kết trong chuyến thăm này, tiếp tục triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền. Làm sâu sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển, trong năm nay triển khai hai đợt tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề an ninh đa phương khu vực. Trao đổi nghiên cứu hình thức mới, nội dung mới trong triển khai hợp tác quốc phòng, làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước.
(vi) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an ninh, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước, tăng cường các chuyến thăm cấp cao và đơn vị nghiệp vụ của cơ quan thực thi pháp luật hai bên, thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên biên giới, giữ gìn trật tự trị an xã hội cũng như xây dựng năng lực thực thi pháp luật, sớm triển khai các hoạt động thực thi pháp luật chung trên các lĩnh vực, duy trì an ninh và ổn định khu vực biên giới hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai giao lưu hợp tác giữa cơ quan cảnh sát biển hai nước. Hai bên nhất trí sớm khởi động đàm phán về “Hiệp định dẫn độ Việt-Trung” trong nửa cuối năm nay.
(vii) Hai bên nhất trí tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế, thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016” và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm, thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, khoáng sản, công nghiệp chế tạo và phụ trợ, dịch vụ cũng như hợp tác khu vực “Hai hành lang, một vành đai.”
Hai bên sẽ sử dụng tốt cơ chế Ủy ban Hợp tác kinh tế-thương mại song phương, thực hiện tốt “Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc”; hai bên nhất trí tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu, quyết liệt để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở đảm bảo thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cố gắng hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD. Tiếp tục thúc đẩy xây dựng các dự án hợp tác kinh tế – thương mại quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, khu công nghiệp, kết nối giao thông trên bộ, trong đó ưu tiên thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội…
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương. Tiếp tục thúc đẩy tiện lợi hóa thương mại và đầu tư song phương, bao gồm khuyến khích thanh quyết toán bằng đồng bản tệ trong trao đổi mậu dịch tại khu vực biên giới. Khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư.
(viii) Hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương về nông nghiệp, tăng cường giao lưu khoa học kỹ thuật nông nghiệp và nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nhân rộng các loại giống cây trồng nông nghiệp sản lượng cao và chất lượng tốt, bao gồm các loại giống lúa lai, thúc đẩy ngành chế biến và thương mại hàng nông sản phát triển, tập trung thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng chống dịch bệnh động thực vật xuyên biên giới và an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng dự báo và mức độ chia sẻ thông tin.
(ix) Tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 – 2015”, “Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015”, sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay tại Trung Quốc, đồng thời tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, Diễn đàn nhân dân Việt-Trung…, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị Việt-Trung để gia tăng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
(x) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban hợp tác về khoa học công nghệ giữa Chính phủ hai nước, khuyến khích và ủng hộ giới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hai nước triển khai hợp tác với nhiều hình thức như cùng nghiên cứu và phát triển, cùng xây dựng phòng thí nghiệm chung, chuyển giao công nghệ… trong các lĩnh vực hai bên quan tâm như nông nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng mới, bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước…
(xi) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế – thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế…; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển.
(xii) Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước; đánh giá tích cực việc hai nước thành lập Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này; đồng ý thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế – thương mại giữa hai nước. Sớm khởi động việc xây dựng cầu Bắc Luân II Việt-Trung. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán mới “Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu vực cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc” vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.
(xiii) Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đánh giá cao “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển” được ký kết trong chuyến thăm lần này, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước phù hợp với quan hệ hai nước.
4. Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ…, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển.
Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, trong năm nay khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm xác định khu vực và lĩnh vực hợp tác để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực.
Hai bên nhất trí gia tăng mật độ đàm phán của Nhóm công tác chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt-Trung, trong năm nay thực hiện một đến hai dự án hợp tác trong số ba dự án đã thỏa thuận, bao gồm Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.
Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
5. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.
6. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc cùng là hai nước đang phát triển, có lập trường tương tự và gần nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á…, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Hai bên nhất trí lấy năm nay – năm kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, làm cơ hội để thực hiện toàn diện nhận thức chung mà Lãnh đạo các nước ASEAN và Lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, kết nối giao thông, hải dương, xã hội nhân văn…, đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
7. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc”, “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam – Trung Quốc” (sửa đổi), “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển”, “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu”, “Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước”, “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc”, “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ” và nhiều văn kiện hợp tác kinh tế khác.
8. Hai bên hài lòng trước những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhất trí cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, hữu nghị của phía Trung Quốc và mời Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn.
Bắc Kinh, ngày 21 tháng 6 năm 2013
Theo Vietnam+/VnExpress
Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013
Post lại một bài học hồi nẩm hồi ni :))
Tôi là một người dân Việt, sinh giữa nơi đất nước của tổ tiên tôi.
Nước tôi là một nước bé nhỏ ở ven bờ biển cả, có núi lớn làm thành, sông sâu làm lũy, có những danh lam thắng cảnh trang hoàng.
Dân tôi là một giống dân hiền lành nhưng quả cảm, kiên nhẫn mà kiêu hùng, một giống dân giàu cảm tình và nhân đạo.
Tôi yêu nước tôi, tôi mến dân tôi, lòng yêu mến của tôi vô lượng vô bờ, thiêng liêng cao cả, vì nước tôi là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, vì dân tôi đã biết giữ gìn đất nước của tôi.
Tôi sống trên mảnh đất tổ tiên tôi đã sống, tôi thở không khí của tổ tiên tôi đã thở, những đồi núi sông ngòi, những cỏ cây hoa lá, đâu đâu cũng phảng phất in hình dấu vết tổ tiên tôi.
Những buổi bình minh quang đãng, nghe tiếng chim kêu ríu rít trên cành, ngắm đàn bướm lượn quanh trên đám cỏ, tôi như cảm thấy hồn thiêng của tổ tiên trở lại, cùng chia những vui mừng với chúng tôi.
Những đêm mưa gió sụt sùi, lặng nghe tiếng gió than trong lá, tiếng dòng nước thở dài, tôi ngỡ như muôn hồn của tổ tiên tôi uất hận, căm hờn, gào khóc non sông.
Tôi yêu nước tôi, tôi mến dân tộc tôi, tôi tôn kính vong hồn của tổ tiên tôi, nên một cành cây, một tấc đất của non sông hoa gấm này, tôi đều coi là những báu vật thiêng liêng không một ai được quyền xâm phạm.
( Hoài Sơn, Việt ngữ độc bản lớp Nhất )
Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013
DEUX ÂMES ( POST LẠI MỘT BÀI HỌC CŨ ) .
1- American soldier sharing water with Viet cong
2- Trao trả tù binh CSBV .
( ảnh chỉ có tính minh họa)
DEUX ÂMES
LAPONIE ! Nord-Ouest de la Russie . Paysage morne et triste sous le ciel d'hiver .
LAPONIE ! La neige tombe ...le vent siffle, glacé, chaque nuit, les canons bouleversent l'atmosphère et projettent des lumières brillantes sous le ciel noir. Et à continuer ainsi d'une nuit à l' autre, répandant la crainte et la terreur.
LAPONIE ! la neige couvre entièrement le sol . Ce linceul tout blanc enveloppe les âmes de tant de soldats qui ont laissé leurs os sur le champ de bataille pour le cause de la patrie .
LAPONIE ! la neige continue à tomber, le vent à siffler . Quel paysage morne et triste . Tout à coup, le bruit des armes s'éclaircit et disparait . Mais une voix stridente déchire le silence de la nuit.
"Hélas! J'ai perdu la bataille. Et voilà une troupe noir âtre qui arrive : les ennemis : La situation fait les héros . Les Francais sont braves et dignes d' admiration . Mais , un général russe comme moi ne leur cède en rien pour la bravoure et la rénommé.
Aujourd'hui , le tigre est pris au piège. Devant une telle situation , on doit mourir. Je doir périr de ma propre épée.
"Oup" la lame brillante transperce la poitrine développée, le sang gaillit à flots .
LAPONIE ! la dernière nuit d'une bataille meur trière . Une lune blafarde , une neige blanchâtre. Au champ de bataille , il ne reste que deux silhouetes qui se meuvent .
"O je meurs ! je meurs su^rement! C'est la voix d'un soldat russe . Auprès de lui, un soldat Francais, a bout de force, comprend la langue russe et tâche de ramper vers l'ennemie.
Le voyant blessé a la poitrine, il déchire son habit et lui fait un pansement. Puis, il lui dit d'un ton amical : " Vous sentez-vous mieux ? Et qu'est-ce que vous voulez ?
Merci, je me sens mieux . Mais donnez moi à boire , j'ai grand soif.
L'eau faisant défaut , le soldat Francais lève le bras, se tranche la veine avec un poignard et done à boire à l'ennemie.
Pourquoi au lieu de me tuer vous me donner à boire du sang ?
- " Mon ami! Nous ne sommes pas des ennemis . Nos deux âmes se sont sacrifiées tout simplement pour la cause de la patrie.
Bãitha ma sau trận chiến tại Pennsylvania - 1863: Những xác người nằm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh dưới bầu trời xám xịt... một cảm giác rợn người khi bạn đứng trước một bãi tha ma sau cuộc chiến. Chụp trong cuộc Nội chiến Mỹ
HAI TÂM HỒN
LAPONIE ! miền tây Bắc xứ Nga . cảnh tiêu sơ buồn thảm dưới tiết trời đông .
LAPONIE ! Tuyết vẫn rơi... Gió rít lạnh lùng . Cứ đêm đêm, tiếng thần công, đại bác vang dậy chiếu lòe trên vòm trời đen tối . Và cứ như thế, đêm này qua đêm khác, hãi hùng ghê sợ .
LAPONIE ! Tuyết bao phủ non sông.
Tấm màn tuyết bao phủ biết bao tâm hồn chiến sĩ đã vì tổ quốc vùi thân nơi chiến địa ....
LAPONIE ! Tuyết vẫn rơi...Gió vẫn thổi ...Cảnh tiêu sơ buồn thảm! Bỗng đâu tiếng gươm khua nổi dậy rồi im lìm. Nhưng một tiếng thét vang the thé , phá tan cảnh tịch mịch của đêm trường .
-" Than ôi! Ta đã thua trận rồi". Và một đám người đen đen đã tới : kẻ thù!
Thời thế tạo anh hùng. Người Pháp thì can đảm, dũng mảnh, đáng khen. Nhưng mà đại tướng người Nga như ta đây không chịu thua ai. Cũng anh dũng và danh tiếng vang lừng.
Ngày nay, hỗ đã sa cơ . Sa cơ là phải chết, ta phải chết vì lưỡi gươm ta ... " Phập"! Lưỡi dao sáng lòe, xuyên qua bộ ngực nở nang, máu phun ra lênh láng .
LAPONIE ! Một đêm chót của trận chiến tàn vong.
Trăng mờ mờ. Tuyết trắng mờ mờ. Giữa mặt trận chỉ còn hai bóng hình cử động trắng trắng mờ mờ .
- " Ôi! chết, thế nào cũng chết "
Đó là tiếng nói của một chiến sĩ Nga .
Gần chàng là một chiến sĩ người Pháp, đã tàn lực, đã mệt mỏi, nghe hiểu tiếng Nga.
Chàng bò lại gần kẻ địch. Chàng thấy kẻ thù bị vết thương bên ngực, liền xé áo băng bó .
Rồi chàng nói ra chiều thân mến, mà rằng :" bạn đã đỡ chưa ? Và có muốn gì không ? "
-" Cám ơn, tôi bớt, nhưng cho tôi uống nước.Tôi khát nước lắm .
Không có nước, người chiến sĩ Pháp giơ tay lên cầm con dao, cắt mạch máu cho kẻ thù uống một hồi lâu .
- " Sao anh không giết tôi đi, lại thương tôi mà cho tôi uống máu ? "
- " Bạn ơi ! Hai ta đâu có phải là kẻ thù ? Hai tâm hồn ta có hy sinh chẳng qua cũng chỉ vì Tổ Quốc mà thôi ."
http://www.youtube.com/watch?v=Y3RDu...eature=related
Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013
Nhớ Mẹ
Nhớ Mẹ
(nhạc Lê-Minh-Đảo)
Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ Mẹ nhiều , Mẹ ơi ! bao nhiêu năm tháng cứ trôi cứ trôi cho bạc mái đầu , không gian rưng rưng như sắp đứt , gió về nghẹn ngào như tiếng nấc , còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc ..
Giả từ Miền Nam tang tóc con sống trầm luân kiếp sống lưu đày ,hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày , trăng sao tin yêu ai dối trá ? đất trời hiền hòa ai đốt phá ? và đem thê lương che kín núi sông nầy ...
ĐK : Mẹ ơi ! Mẹ biết không ? còn cháy mãi trong con .
những lời mẹ cầm tay nói nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối , và yêu thương và tự do sẽ còn mãi mãi nhé con !!!!!
Giờ nầy hoàng hôn sắp tắt con nghĩ gì đây con nhớ Mẹ nhiều , Mẹ ơi ! bao nhiêu năm tháng cứ trôi cứ trôi phiêu dạt mái đầu , quê hương điêu linh con vẫn khóc , trông chờ ngày về con vẫn thắp , từng ngôi sao đêm như ánh mắt Mẹ hiền . trời mây lung linh soi ánh mắt Mẹ hiền . hồn con lung linh con nhớ mắt Mẹ hiền ..
Mẹ mến yêu ! con thương nhớ nhiều ....
Nhớ Mẹ - Nhạc (Lê Minh Đảo & Đỗ Trọng Huề)
TRUNG TÁ LÊ VĂN NGÔN - NGƯỜI HÙNG TỬ THỦ TONLE TCHOMBE (TỐNG LÊ CHÂN)
TRUNG TÁ LÊ VĂN NGÔN - NGƯỜI HÙNG TỬ THỦ TONLE TCHOMBE (TỐNG LÊ CHÂN)
nguồn : net
(Kính tặng anh linh cố Trung Tá Lê Văn Ngôn và chiến hữu Tiểu Ðoàn 92 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng)
Cùng với việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam và rút quân về nước, các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu cũng được giải thể. Những người lính thuộc lực lượng này một số được cải tuyển sang Địa Phương Quân và một số đông hơn tình nguyện sang binh chủng Biệt Động Quân để phục vụ trong các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng mới được thành lập để trấn giữ những căn cứ trước đó thuộc các toán Dân Sự Chiến Đấu.
Tại Phước Long, Căn cứ Bù Đốp do A-341 trấn giữ được chuyển thành Tiểu Đoàn 97 Biệt Động Quân Biên Phòng vào ngày 31 tháng Chạp 1970. Tại Bình Long, Căn cứ Lộc Ninh của A-331 chuyển sang Tiểu đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng ngày 30 tháng Chín 1970 và cũng tại Bình Long, ngày 31 tháng Mười Một 1970, đơn vị A-334 chính thức giải thể và Chỉ Huy Trưởng Căn cứ Tống Lê Chân là Thiếu tá Đặng Hưng Long chính thức bàn giao căn cứ cho Đại uý Lê Văn Ngôn, người chỉ huy đơn vị mới được thành lập để trấn giữ căn cứ này là Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng với quân số lúc đó là 318 người mà hơn một nửa là người Thượng thuộc sắc tộc S’tieng mang họ Điểu và một số khá đông là người Việt gốc Miên mang họ Châu, Danh và Thạch. Đại uý Lê Văn Ngôn xuất thân Khoá 21 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, lúc đó chưa tròn 24 tuổi.
Nằm bên cạnh hai con suối Takon và Neron là thượng nguồn của Sông Sàigòn và trên một ngọn đồi cao hơn 50 thước cách An Lộc khoảng 15 cây số về hướng đông-bắc, Tống Lê Chân (dọc trại từ tiếng Miên Tonlé Tchombe) có nhiệm vụ ngăn chặn đường tiếp tế của Việt Cộng từ Chiến khu C theo trục lộ 246 sang Chiến khu D. Vào thời điểm này, Tống Lê Chân ngoài căn cứ chính còn có thêm hai tiền đồn nhỏ nằm án ngữ đường tiến quân của địch vào trại chính. Với tham vọng thôn tính miền Nam cho bằng được, Trung Ương Cục R của Việt Cộng trong suốt 5 năm qua đã cho nhiều đơn vị của chúng thay phiên nhau đánh chiếm Tống Lê Chân để dễ dàng chuyển quân và vũ khí về các mặt trận phía đông Sài Gòn mà không bị cản trở nhưng không thành công mà còn phải trả những giá thật đắt trong những cuộc tấn công tự sát. Sau khi tung những đại đơn vị tấn công Lộc Ninh, An Lộc và một số vùng phụ cận trong tỉnh Bình Long vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, cộng quân cho các lực lượng chính qui Bắc Việt tấn công Tống Lê Chân.
Thật ra thì ngay sau khi Công Trường 9 Cộng sản Bắc Việt tấn công vào Lộc Ninh, Việt Nam Cộng Hoà chúng ta đã nhìn thấy trước ý đồ của cộng quân nên Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu 3 quyết định cho Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng rút khỏi Tống Lê Chân để về An Lộc cùng với những đơn vị khác chuẩn bị đối đầu với đại quân Bắc Việt. Tuy nhiên, Đại úy Lê Văn Ngôn đã trình lên Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 3 khi ông ghé xuống đây vào những ngày đầu tháng Tư 1972 rằng có ba lý do để đơn vị này ở lại trấn giữ Tống Lê Chân. Thứ nhứt là dồn quá nhiều quân vào An Lộc để lãnh đạn đại pháo của Việt Cộng là điều không nên (lúc đó, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân do Đại Tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy đã nhảy vào An Lộc rồi). Thứ hai, Tống Lê Chân nằm trong chiến khu của địch, tại một vị trí giống như yết hầu đối với đường tiếp tế và chuyển quân của giặc và hơn nữa, từ trên đồi có thể quan sát được mọi di chuyển của địch ngay trong chiến khu của chúng. Vì thế, càng nên giữ căn cứ cho tới cùng để gây thêm khó khăn cho các hoạt động quân sự của chúng. Thứ ba là toàn thể quân nhân các cấp trong đơn vị muốn ở lại giữ Tống Lê Chân chớ không muốn rút đi. Kể từ lúc đó, một trang sử bi hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu.
Ngày 10 tháng Năm 1972, sau khi đặc công đã đột nhập vào bên trong vòng đai phòng thủ và bắt đầu phá hoại, đại quân Bắc Việt tổ chức nhiều đợt tấn công biển người có chiến xa yểm trợ nhưng lần lượt bị đẩy lui và chúng phải bỏ cuộc. Đại uý Lê Văn Ngôn được vinh thăng thiếu tá nhờ những chiến công liên tiếp này. Sau đó, An Lộc và các vùng phụ cận được giải toả, các lực lượng cộng quân còn sót lại tháo chạy qua biên giới về mật khu an toàn của chúng trong vùng Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu.. Tống Lê Chân được tạm yên một thời gian ngoại trừ những cuộc tấn công quấy rối và những vụ pháo kích lẻ tẻ vốn không đáng kể so với những trận mưa pháo và tấn công biển người liên tiếp trước đó. Sau Hiệp định Paris ký kết ngày 27 và có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng Giêng 1973, giữa lúc Việt Nam Cộng Hoà, Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt đang thực hiện các cuộc trao trả tù binh thì Việt Cộng đem một lực lượng chính qui bao vây Tống Lê Chân, trắng trợn vi phạm hiệp định mà chính chúng đã ký kết.
Ngày 17 tháng Ba, một phiên họp cấp trưởng đoàn của Ban Liên Hợp Quân Sư Bốn Bên (BLHQSBB) được triệu tập. Trưởng đoàn của Việt Cộng là tướng Trần Văn Trà biết tình hình không có lợi nên lánh mặt và cho Đại tá Đặng Văn Thu thay mặt tới tham dự. Tại phiên họp này, trưởng đoàn Việt Nam Cộng Hoà là Trung tướng Dư Quốc Đống đề nghị những biện pháp cấp bách gồm có việc cử ngay một tổ Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên đi Tống Lê Chân để điều tra vi phạm, nếu điều đó được thoả thuận tại hội nghị. Nếu hai phe cộng sản không thoả thuận thì Hoa Kỳ, với tư cách chủ vị của BLHQSBB, sẽ yêu cầu Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát Đình Chiến (1) (International Commission for Ceasefire and Supervision = ICCS) cử người đi điều tra và trong trường hợp này, Việt Cộng, tức cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phải ra lệnh cho các đơn vị của chúng quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của ICCS khi họ tới đó.
Đương nhiên là hai phái đoàn của cộng sản không đồng ý với biện pháp này nên tìm cách lảng sang chuyện khác. Đặng Văn Thu luôn mồm lảm nhảm rằng Việt Nam Cộng Hoà đã vi phạm (!) ngưng bắn ở Đức Cơ thuộc tỉnh Pleiku, Đức Phổ và Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi nên có lỗi chớ chúng không có lỗi. Bên phái đoàn Bắc Việt cũng lập lại như vẹt những lời của đám tay sai của chúng. Khi chúng ta bàn sang biện pháp thứ hai thì chúng nhứt định không chịu để cho một phái đoàn của ICCS đi Tống Lê Chân điều tra và rồi cả hai tên đại diện cho bên cộng sản này “nhứt trí” với nhau bỏ phòng họp ra về. Sau đó, chính bọn này đã thông báo cho hai thành viên của khối Cộng tại ICCS là Ba Lan và Hung Gia Lợi rằng nếu có văn thư Hoa Kỳ yêu cầu đi Tống Lê Chân điều tra thì hãy từ chối với lý do ở nơi đó không được an ninh. Nghe Việt Cộng hù dọa như vậy, thử hỏi có phái đoàn nào còn đủ can đảm đáp trực thăng đi Tống Lê Chân để mà ăn đạn phòng không dầy đặc của chúng. Vì vậy mà Tống Lê Chân cứ tiếp tục bị bao vây tháng này qua tháng khác và năm này qua năm khác.
Khi Việt Cộng bắt đầu bao vây Tống Lê Chân thì quân số của Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng chỉ có 274 quân nhân các cấp. Bao vây tấn công đơn vị cô độc này là các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 271 (2) của Công trường 9 được tăng cường thêm các đội phòng không của trung đoàn này và Trung đoàn 42 cùng với Tiểu đoàn 28 Pháo binh có trang bị đại bác 130 ly.
Trong sáu tháng đầu Tống Lê Chân bị tấn công và bao vây, Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đã thực hiện hơn 3 ngàn phi vụ yểm trợ và tiếp tế cho căn cứ này, thả xuống hơn 3 trăm kiện thực phẩm và tiếp liệu nhưng quân trú phòng chỉ thu được 134 kiện và số còn lại rớt xuống các vị trí của địch. Cũng trong thời gian này, cộng quân pháo kích vào Tống Lê Chân hơn 3 trăm lần với khoảng 1300 trái đạn đủ loại. Chúng tấn công căn cứ này 11 lần và đặc công của chúng đột nhập vào được bên trong căn cứ chín lần nhưng không một tên nào sống sót chạy ra.
Nhờ các đơn vị của Không Quân thay phiên nhau tích cực yểm trợ và tiếp tế, các chiến sĩ tử thủ Tống Lê Chân càng thêm tinh thần chiến đấu, không những đẩy lui được các đợt tấn công của cộng quân mà còn mở các cuộc hành quân vòng đai, loại hàng chục tên ra khỏi vòng chiến mỗi lần hành quân và phá hủy một súng phòng không và một đại bác.
Cho đến đầu tháng Bảy 1973 thì quân số tại Tống Lê Chân chỉ còn 258 người kể cả 34 bị thương nặng nhẹ hoặc bị bịnh sốt rét không di tản được trong đó có một số vẫn tiếp tục chiến đấu với đồng đội. Bên địch, có thêm các lực lượng thuộc Trung đoàn 301 Chủ Lực Miền được cử đến tăng phái cho Trung đoàn 271. Thấy lực lượng tử thủ bị vây khốn đã nửa năm, giặc cộng tưởng tất cả đều không còn tinh thần chiến đấu nên cứ tối đến là chúng bắc loa vừa kêu gọi anh em ra đầu hàng vừa đem bom đạn ra hù doạ theo kiểu “hàng sống chống chết”. Chúng còn “tử tế” tới mức dặn dò kỹ lưỡng rằng “Anh Ngôn” hãy dẫn anh em ra chỗ này chỗ nọ để được “nhân dân đem về vùng hoà bình”.
Việc Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng bị giặc cộng vây khốn suốt nửa năm trời đã gây được sự chú ý của dư luận quốc tế. Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt thấy vậy ra vẻ làm theo lời yêu cầu của ICCS nhưng thật ra đây cũng chỉ là một hành động lừa dối trắng trợn của bọn chúng mà thôi. Chúng cử tên đại tá khét tiếng mất dạy Võ Đông Giang (3) sang gặp Trưởng Phái đoàn Gia Nã Đại là Đại tá Lomis để cho biết là Việt Cộng đồng ý để cho ICCS đến Tống Lê Chân điều tra nhưng trước hết phải để cho Giang cử một đại diện đi trực thăng tới Tống Lê Chân liên lạc trước với các đơn vị của chúng tại đây để đề phòng ngộ nhận. Sau đó, một tên đại diện của Việt Cộng đáp trực thăng đi Bình Long nhưng thay vì xuống Tống Lê Chân, tên này lại yêu cầu phi công đáp xuống một nơi cách Tống Lê Chân tới cả chục cây số gọi là Sóc Con Trăn mà theo lời của tên này thiø y phải liên lạc với “địa phương” trước. Tên này biến vào rừng một lúc lâu rồi trở ra, miệng lảm nhảm tố cáo rằng “bộ phận đường dây” của chúng đã bị Mỹ-Nguỵ giết hại hết rồi nên y không tìm được một ai. Sau đó, thay vì trở về Biên Hoà để báo cáo cho Ban Liên Hợp Quân Sự Khu V, tên này lại yêu cầu trực thăng chở y về Sàigòn. Việt Nam Cộng Hoà lại làm dữ nhưng chúng vẫn không thay đổi thái độ. Cuối cùng, trong một việc làm đầy tính cách giả nhân giả nghĩa, chúng cho phép trực thăng của Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đáp xuống Tống Lê Chân để di tản đúng 20 thương binh. Đây là lần duy nhất trong hai năm bị tấn công và vây hãm, trực thăng của Việt Nam Cộng Hoà đáp xuống Tống Lê Chân mà không bị phòng không bắn lên cũng như đại bác pháo vào căn cứ. Sau đó, Việt Cộng lại tiếp tục bao vây, pháo kích và tấn công Căn cứ Tống Lê Chân.
Khi Việt Nam Cộng Hoà tiếp tục tố cáo giặc cộng vi phạm Hiệp định Paris thì chúng trơ tráo trả lời rằng việc pháo kích vào Tống Lê Chân là để cảnh cáo lính trong căn cứ liên tục lấn ra ngoài, xâm phạm vào “vùng giải phóng” của chúng (chỉ có hai trăm quân nhân còn đủ khả năng tác chiến thì làm sao lấn nổi cả một sư đoàn của chúng?). Khi chúng ta khiếu nại về việc chúng dùng loa phóng thanh dụ các chiến sĩ trong căn cứ ra đầu hàng chúng thì chúng trơ tráo nói rằng chúng chỉ giảng “đạo lý hiệp định Paris” cho “anh em lính Sàigòn” nghe để anh em hiểu về “đạo lý hoà hợp hoà giải dân tộc” và rằng đó là “quyền lợi của anh em”.
Sau hơn nửa năm trời chúng ta không ngừng khiếu nại, dư luận quốc tế cũng không còn chú tâm đến Tống Lê Chân nữa và Việt Cộng vẫn tiếp tục tấn công và pháo kích. Trong khi đó thì những người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà nói chung và những người lính của Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng nói riêng còn bị thêm những nhát dao chí tử của ngay chính đồng bào của mình. Những tay tu sĩ bội đạo phản đời như Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan luôn mồm chống phá chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Những tay dân biểu và nghị sĩ đối lập như Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Hữu Tường và Trương Gia Kỳ Sanh lợi dụng vị trí của mình luôn mồm tiếp tay cho giặc. Hai phái đoàn Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt đương nhiên là lợi dụng tối đa điều này và chúng luôn xem đó là những bằng chứng để tố cáo vu vơ và bôi xấu Việt Nam Cộng Hoà tại những phiên họp giữa hai bên hoặc bốn bên.
Đầu năm 1974, giữa lúc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang điên đầu đối phó với chiến dịch gây rối đội lốt “phong trào chống tham nhũng” do Trần Hữu Thanh cầm đầu thì tại Tống Lê Chân, Thiếu tá Lê Văn Ngôn được vinh thăng trung tá lúc mới 27 tuổi. Chẳng có một thượng cấp nào của ông tại Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu 3 lên Tống Lê Chân gắn lon cho ông cả mà chỉ có cặp lon trung tá được trực thăng thả xuống cùng với tiếp phẩm (4). Đúng lúc đó thì xảy ra trận Hoàng Sa khiến người ta tạm quên mất Tống Lê Chân và Việt Cộng tung toàn lực của chúng tại đây đánh vào căn cứ với quyết tâm chiếm hoặc san bằng cho bằng được.
Vào cuối tháng Giêng và đầu tháng Hai 1974, những tên chỉ huy cao cấp nhứt của Công trường 9 Cộng Sản Bắc Việt họp liên miên để rút ưu khuyết điểm của các đợt tấn công của chúng vào Tống Lê Chân suốt một năm trước đó. Sau đó, Tống Lê Chân lại được chúng đem lên sa bàn nghiên cứu từng chi tiết nhỏ. Sau mấy đợt tấn công thăm dò, ngày 5 tháng Tư, Trung đoàn 271 cùng với một trung đoàn pháo và một lữ đoàn chiến xa có thêm một số đơn vị chủ lực miền tiếp ứng, ồ ạt tấn công Tống Lê Chân. Được tin tình báo cho biết trước, các chiến sĩ Biệt Động Quân chuẩn bị sẵn sàng và sau đó giao chiến ngang ngửa với đại quân Bắc Việt được đúng sáu ngày. Đến quá trưa ngày 11, chiến xa của chúng xuất hiện trong tầm mắt của các chiến sĩ phòng thủ trong khi các phi vụ tiếp tế của Không Quân đã mấy ngày liền không thể thực hiện được vì một trung đoàn phòng không của cộng quân sẵn sàng bắn đạn che kín bầu trời. Hết đạn dược và thực phẩm, Trung tá Lê Văn Ngôn hướng dẫn anh em mở đường máu về được An Lộc. Chỉ việc các chiến sĩ can trường này đem được cả thương binh thoát khỏi vòng vây dày đặc của địch để về đến An Lộc cũng đã là một việc nói lên tình đồng đội và tinh thần chiến đấu của người lính Việt Nam Cộng Hoà ngay cả trong tình thế bi đát nhứt. Ngoài ra, người ta cũng phải nghĩ rằng chỉ có phép lạ mới che chở được đơn vị lẻ loi và anh hùng này: trong một tuần lễ ác chiến sau cùng, chỉ có hơn hai chục chiến sĩ bị thương.
Sau khi đem đơn vị về đến An Lộc, Trung tá Lê Văn Ngôn được cử đi học khoá Tham Mưu Trung Cấp và sau đó về Sư Đoàn 5 Bộ Binh giữ chức vụ trung đoàn phó. Sau ngày đất nước chúng ta rơi vào tay giặc cộng, Trung tá Ngôn cũng như biết bao chiến sĩ khác, lọt vào tay giặc và bị đưa ra miền Bắc. Một tối mùa thu 1977, ông lặng lẽ qua đời tại liên trại Yên Bái. Chính Phan Nhật Nam đem người đàn em vắn số của mình ra huyệt chôn.
Khi người dân trên toàn thế giới rung chuông, mở rượu, tung giấy ngũ sắc để chào mừng Hòa bình Việt Nam, trên ngọn đồi cao năm mươi thước giữa ranh giới hai tỉnh Tây Ninh, Bình Long, một cứ điểm quân sự trông xuống hai con suối bắt đầu nổ súng như tia chớp giữa ngày quang.
Trận đánh Tống Lê Chân bắt đầu nặng độ. Lợi dụng ngưng bắn, Cộng sản ra mặt tấn công ngay. Không ai trên thế giới biết đến, tất cả muốn xóa đi bỏ qua tai nạn cục bộ của Việt Nam rắm rối. Hòa bình, thứ rượu nhạt mà thế giới hằn lâu không được uống. Tống Lê Chân, trận chiến cuối mùa và cô đơn nhất của dòng thời gian binh lửa.
Tính đến nay, căn cứ bị bao vây đúng 17 tháng, hay 510 ngày. Không ai trong chúng ta nghĩ đến con số nhỏ bé ghê gớm đau đớn này, chúng ta cũng là những kẻ có tội.
Trận đánh Tống Lê Chân bắt đầu nặng độ. Lợi dụng ngưng bắn, Cộng sản ra mặt tấn công ngay. Không ai trên thế giới biết đến, tất cả muốn xóa đi bỏ qua tai nạn cục bộ của Việt Nam rắm rối. Hòa bình, thứ rượu nhạt mà thế giới hằn lâu không được uống. Tống Lê Chân, trận chiến cuối mùa và cô đơn nhất của dòng thời gian binh lửa.
Tính đến nay, căn cứ bị bao vây đúng 17 tháng, hay 510 ngày. Không ai trong chúng ta nghĩ đến con số nhỏ bé ghê gớm đau đớn này, chúng ta cũng là những kẻ có tội.
Stalingrad bị người Đức bao vây 76 ngày, người Mỹ giữ cứ điểm Balaam 66 ngày, quân lực Anh và Khối Thịnh Vượng Chung tử thủ Tobruk trong 241 ngày và ở Việt Nam “thiên đường” của chiến tranh, nơi binh đao tung hoành không giới hạn, chúng ta cũng đã có những cứ điểm với tên tuổi để đời như Điện Biên Phủ bị bao vây với số lượng 57 ngày. Gần gũi và còn được nhớ hơn hết là những trận đại chiến khởi đầu trong mùa hè ’72, những trận đánh vượt quá hẳn chiến sự thế giới tại các địa danh Kontum, An Lộc, Quảng Trị, những Delta, Charlie ở Kontum cũng chỉ kéo dài trong 1 ngày, An Lộc 110 ngày và Quảng Trị thực sự đến ngày 25 tháng 7/1972 đã được giải tỏa phần lớn…
Thế nên, Tống Lê Chân với 510 ngày bị vây hãm phải được xem là trận đánh dai dẳng nhất lịch sử chiến tranh của nhân loại. Căn cứ nhỏ bé đó từ ngày 10 tháng 5/1972 đã bị mờ khuất sau làn khói lớn của An Lộc, Quảng Trị, Kontom và đến nay, sáu tháng sau ngày hòa bình độc hại, chiếc tiền đồn lại càng có khuynh hướng bị xóa mờ để che dấu và vô hiệu hóa tội ác của những người Cộng Sản.
Chúng ta phải nhỏ giọt nước mắt thật nóng để cầu nguyện cho số người trong 510 ngày đã phấn đấu để chứng tỏ cùng thế giới : tội ác đã đồng nghĩa với con người cộng sản.
Tống Lê Chân, giọt nước mắt tinh tuyền của sức đối kháng vô bờ của người Việt miền Nam.
Chúng ta phải nhỏ giọt nước mắt thật nóng để cầu nguyện cho số người trong 510 ngày đã phấn đấu để chứng tỏ cùng thế giới : tội ác đã đồng nghĩa với con người cộng sản.
Tống Lê Chân, giọt nước mắt tinh tuyền của sức đối kháng vô bờ của người Việt miền Nam.
Căn cứ được thiết lập trên ngọn đồi cao 50 thước, trông xuống hai con suối Takon và Neron, những con suối đầu tiên của sông Saigon dày đặt khắp miền Tây Ninh, Bình Long, nằm trên đường ranh của hai tỉnh này, cách An Lộc 15 cây số về phía đông bắc và ở miền nam biên giới Việt-Miên khoảng 13 cây số, điểm nhọn của chiếc Mỏ Vẹt, đại bản doanh của Cục R chĩa thẳng vào căn cứ. Tống Lê Chân trước kia là một trong những trại Dân Sự Chiến Đấu thuộc Lực Lượng Đặc Biệt mà người Mỹ đã thành lập từ năm 1967. Trong lãnh thổ Quân Khu 3 dọc theo biên giới Việt-Miên từ Tây Ninh qua Phước Long có những trại Bến Sỏi, Thiện Ngôn, Katum, Tống Lê Chân, Lộc Ninh, Quan Lợi, Bù Gia Mập, chỉ riêng trại Bến Sỏi nằm trong nội địa Tây Ninh, các trại còn lại làm thành một hàng rào hệ thống tiền đồn ngăn chận, báo động sự xâm nhập và điều động của Cộng Sản từ bên kia biên giới nơi có những địa danh đã một lần vang động như Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt, hệ thống trại còn lại là nơi xuất phát những cuộc hành quân tuần tiểu phát hiện và tiêu diệt các đơn vị địch trong vùng.
Vùng hoạt động của trại cũng là chiến khu của giặc, Chiến Khu C và cũng như hệ thống đường liên tỉnh mà chính quyền ông Diệm đã thành lập từ những năm 1960, 1961, những trại Lực Lượng Đặc Biệt, sản phẩm đắc ý của Tổng Thống Kennedy, người được yêu chuộng nhất của 37 đời tổng thống Mỹ. Nhưng đến bât giờ, năm 1973 tại Việt Nam, lúc người Mỹ đã quay mũi phi cơ về Clark Field, Guam, bỏ lại xứ sở Đông Dương mịt mù tiếng đạn trong âm vọng hòa bình, các trại kia chỉ còn lại là những chiến trường địa phương bị cô lập với thế giới bên ngoài đành đoạn.
|
Không phải là chiến tranh nữa, đây chỉ còn là những cơn sốt vỡ da cho “hòa bình” nguy hiểm. Tống Lê Chân, cơn sốt cuối cùng và dai dẳng. Dưới chân đồi căn cứ về phía Bắc còn có đường 246 nối Tây Ninh và Bình Long xuyên qua lớp rừng xanh lá, đây là con lộ huyết mạch để mặt trận nối liền hai vùng sinh tử, khu C và khu D. Tống Lê Chân cũng là yết hầu chận ngang đường dây Bắc Nam, nơi bản doanh Cục R và vùng Dầu Tiếng, để từ đây xâm nhập xuống Bình Dương, Gia Định. Với vị trí chiến thuật quan trọng như thế, Tống Lê Chân không còn là mục tiêu quân sự thông thường. Căn cứ nhỏ bé này có một tầm quan trọng khẩn thiết kiểm soát được bốn hướng tây đông, bắc nam của hệ thống giao liên quan trọng trong lòng căn cứ địa đối phương.
Từ ngày thành lập, Tống Lê Chân chưa bao giờ có một ngày thanh bình, tên địa phương là Tonle Tchombe, vị chỉ huy trưởng đầu tiên, Thiếu Tá Đặng Hưng Long gọi trại thành Tống Lê Chân. Những người ngoài binh chủng Lực Lượng Đặt Biệt phần đông gọi theo danh từ hàm xúc này, Tống Lê Chân tên tiền định cho số kiếp nghiệt ngã.
Năm 1970, trong chương trình cải tuyển binh chủng, binh sĩ trại Tống Lê Chân phần đông là những dân sự chiến đấu thuộc sắc dân Stieng tình nguyện ở lại cùng căn cứ để biến cải thành Tiểu Ðoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng. Tháng 4 năm 1972, song song với các cuộc cường tập vào Lộc Ninh, An Lộc, Cộng quân đã có ý định “ủi láng” hết dãy căn cứ biên phòng trên để rộng đường điều quân cùng chuyển vận quân nhu, quân cụ. Tình hình khẩn trương của thời gian ấy đã khiến Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân ở Quân Khu 3 quyết định rút hết lực lượng của bốn căn cứ Thiện Ngôn, Katum, Tống Lê Chân và Bù Gia Mập. Nhưng người chỉ huy của Tống Lê Chân đã có câu trả lời sau khi nhận được lệnh:
- Xin ở lại chiến đấu bảo vệ căn cứ. Di tản tiếc quá. Biệt Động Quân mà di tản yếu quá.
- Tình hình có giữ nổi không?
- Tất cả binh sĩ đều xin ở lại bằng mọi giá để bảo vệ uy tín binh chủng.
Định mệnh đã điểm giờ phút đó, lực lượng nhỏ bé của Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng trở nên những anh hùng lặng lẽ của trận đánh cuối cùng làm sáng tỏ lòng chiến đấu bền bỉ của người Việt cho hòa bình. Hòa bình Việt Nam, giấc mơ tội nghiệp của cả một dân tộc được tưới thêm bởi máu nóng của những người lính vô danh của Tiểu đoàn 92 trong một hốc của núi rừng miền đông Nam Bộ.
Thế giới giữ được cân bằng trên hòa bình vật vã này, toàn thể nhân loại có biết thế không?
Thế giới giữ được cân bằng trên hòa bình vật vã này, toàn thể nhân loại có biết thế không?
Giữ một vị thế trọng yếu trong hệ thống giao liên giữa căn cứ địa của địch, bảo vệ được cánh sườn phía tây cho An Lộc, Tống Lê Chân trên bản đồ hành quân của Ban Tham Mưu R (Việt Cộng) đã được xác định là một mục tiêu cần phải “dứt điểm”. Ngày 10 tháng 5/1972, Cộng quân dồn lực lượng đánh trận biển người vào căn cứ có chiến xa yểm trợ sau khi đặc công xâm nhập được vào vòng đai phòng thủ.
Nhưng căn cứ vẫn đứng vững như lời nguyền người chỉ huy của trại tên Lê Văn Ngôn với số tuổi khiêm nhường, 25 tuổi đã giữ được lời thề.
Nhưng căn cứ vẫn đứng vững như lời nguyền người chỉ huy của trại tên Lê Văn Ngôn với số tuổi khiêm nhường, 25 tuổi đã giữ được lời thề.
Ngôn thuộc Khóa 21 Đà Lạt, ra trường năm 1966, bây giờ tháng 9 năm 1972, Ngôn mang cấp bậc trung tá, một thời gian kỷ lục, nhưng không ai tỵ hiềm. Không thể tỵ hiềm được vì tình hình quân sử thế giới không có một đơn vị nào bị vây trong thời gian 510 ngày vẫn còn đơn độc chiến đấu.
Ngôn và Tiểu Ðoàn 92 của anh là một biệt lệ, một hiện thực ý niệm cao cả về trách nhiệm và giá trị mà người lính muôn đời luôn nghĩ đến. Những người lính khắp nơi của thế giới đã nhiều lần chứng tỏ tầm vóc vĩ đại của mình trên đảo Saipan, trong buồng lái của những chiếc máy bay Rero, trong những phi vụ trên vùng trời Âu châu được đan kín bởi một lưới lửa đạn phòng không trong đệ nhị thế chiến…Ở Việt Nam, trận Mậu Thân 1968, Hạ Lào 1971 và suốt 510 ngày, cùng một lúc sức chiến đấu lại tăng trưởng theo chiều cao, theo cường độ tấn công và pháo kích của quân giặc.
Ngôn và Tiểu Ðoàn 92 của anh là một biệt lệ, một hiện thực ý niệm cao cả về trách nhiệm và giá trị mà người lính muôn đời luôn nghĩ đến. Những người lính khắp nơi của thế giới đã nhiều lần chứng tỏ tầm vóc vĩ đại của mình trên đảo Saipan, trong buồng lái của những chiếc máy bay Rero, trong những phi vụ trên vùng trời Âu châu được đan kín bởi một lưới lửa đạn phòng không trong đệ nhị thế chiến…Ở Việt Nam, trận Mậu Thân 1968, Hạ Lào 1971 và suốt 510 ngày, cùng một lúc sức chiến đấu lại tăng trưởng theo chiều cao, theo cường độ tấn công và pháo kích của quân giặc.
Tống Lê Chân bắt chúng ta suy nghĩ khi biết được Gilles, viên tướng Nhảy Dù lừng danh của Quân đoàn Viễn chinh Pháp đã nói cùng Cogny và Navarre: “Hãy móc tôi ra khỏi Điện Biên Phủ, tôi vừa sống 6 tháng ở ổ chuột Na San rồi. Tôi quá sợ những cứ điểm bưng bít như thế này!” Sáu tháng ở cứ điểm Na San trong vị thế một người chỉ huy cùng với phương tiện vật chất thừa thãi cũng đủ làm cho ông tướng gốc người Corse phải kinh khiếp, thế nhưng trên ngọn đồi 50 thước, dưới hầm sâu lạnh tanh, viên trung tá trẻ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Lê Văn Ngôn đã sống đến ngày thứ 510 cùng với Tiểu Ðoàn 92 Biệt Động Quân với số quân thiếu hụt và thực phẩm phải dè sẻn từng túi cơm sấy. Đau đớn hơn cả, Ngôn chiến đấu trong hòa bình giả tạo và gian dối mà đối phương cùng thế giới đang nhân danh mỗi giờ, mỗi phút.
Những phút Tiểu Ðoàn 92 ẩn mình dưới giao thông hào đợi cơn pháo qua, giờ phút của 510 ngày thiếu ánh sáng mặt trời. Vậy vấn đề được đặt ra cùng sự kiện như đã trình bày. Chúng ta phải làm gì cho số người nhỏ bé cao cả trên cao điểm năm mươi này? Ngăn chận, phát hiện địch, giữ căn cứ để làm bàn đạp, tung quân tuần tiểu, tấn công và truy kích địch, những mục tiêu đầu tiên mà ý niệm hành quân đã đặt để cho căn cứ không còn nữa.
Chúng ta chỉ còn lại một biểu tượng bi tráng, chỉ có một chiến trường phi lý để những người anh hùng âm thầm ngã xuống trong lặng lẽ, làm sáng tỏ sự tàn ác, khiếp nhược của nền hòa bình độc hại. Chúng ta sẽ làm gì nếu bỏ qua hay thụ động buông thả để duy trì tình trạng phi lý độc địa này.
Chúng ta chỉ còn lại một biểu tượng bi tráng, chỉ có một chiến trường phi lý để những người anh hùng âm thầm ngã xuống trong lặng lẽ, làm sáng tỏ sự tàn ác, khiếp nhược của nền hòa bình độc hại. Chúng ta sẽ làm gì nếu bỏ qua hay thụ động buông thả để duy trì tình trạng phi lý độc địa này.
Phiên họp đặt biệt cấp trưởng đoàn ngày 17 tháng 3/1973 do Việt Nam yêu cầu và Hoa Kỳ chủ vị, chính thức đặt Tống Lê Chân lên bàn hội nghị. Trưởng đoàn Việt Nam Cộng Hòa, tướng Dư Quốc Đống đề nghị ba biện pháp cấp bách:
1. Cử ngay một toán Liên Hiệp Quân Sự Bốn-Bên trung ương đi Tống Lê Chân để điều tra vi phạm ngay lập tức sau khi có thỏa thuận hội nghị.
2. Nếu phe Cộng Sản không thỏa thuận đề nghị, Hoa Kỳ trên tư cách chủ vị gởi văn thư yêu cầu Ủy Ban Quốc Tế cử người đi điều tra.
3. Yêu cầu phía Mặt Trận Giải Phóng ra lệnh ngay cho các đơn vị của mình chung quanh Tống Lê Chân phải ở nguyên vị trí, không được bắn lên phi cơ Ủy Ban Quốc Tế khi đến điều tra.
Nhưng lọc lừa là tính chất cơ bản, phía Mặt Trận Giải Phóng biết chắc phiên họp đặc biệt này sẽ thảo luận một vấn đề nghiêm trọng mà họ chưa có chỉ thị để giải quyết: dù Trần Văn Trà mang quân hàm trung tướng đi chăng nữa, Trà cũng không bao giờ quyết định được một vấn đề gì, dù vấn đề đó thuộc về nguyên tắc, thủ tục nếu chưa có chỉ thị trước, nên Trà đã vắng mặt để cho viên đại tá Đặng Văn Thu đại diện họp thay.
Trước ba đề nghị xác đáng của một vấn đề cụ thể, Thu không ngập ngừng bối rối né qua tố cáo: Việt Nam Cộng Hòa đã vi phạm ngưng bắn tại Đức Phổ, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đức Cơ (Pleiku) và kết luận ung dung: chính Việt Nam Cộng Hòa vi phạm tại các địa điểm trên! Không một lời nói, không một từ ngữ nhắc đến sự kiện, địa danh Tống Lê Chân. Trưởng phái đoàn Bắc Việt gật gù chiếc đầu tán đồng lập lại lời phát biểu của Mặt Trận Giải Phóng với thứ tự chữ nghĩa nói khác đi một chút. Bài học đã được học từ nhà, các cậu học trò cộng sản lập lại không sai một chữ, bất chấp nội dung rõ rệt của ba đề nghị…Ý kiến – một sự kiện không có bao giờ có trong đầu của cá nhân người cộng sản khi chưa “hội ý!”
Hồi ký
PHAN NHẬT NAM
Lục Quân Việt Nam Cộng Hòa Hành Khúc
http://www.youtube.com/watch?v=J98GSe8ms7I
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)