“Sự kiện chấn động của các nhà báo Việt Nam”
Hiến pháp nước ngoài quy định: “Không phóng viên hợp pháp nào buộc phải tiết lộ thông tin theo yêu cầu của Chính phủ hay bị bỏ tù vì từ chối không tiết lộ thông tin có được trong quá trình điều tra tác nghiệp”.
Việt Dũng
Nhà báo Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa
soạn báo Pháp luật TP.HCM, chủ tịch Hội đồng khoa học trung tâm Giáo
dục truyền thông cộng đồng trả lời phỏng vấn về việc bộ Công an đề xuất
sửa đổi Điều 7 Luật Báo chí.
Điều 7 Luật báo chí quy định: “Báo chí có
quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại
cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng VKSND hoặc
Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều
tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng”.
Giả sử
điều 7 Luật Báo chí được Quốc hội thông qua, thưa ông, việc thêm cụm từ
‘thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp’ vào so với Điều 7 hiện nay thì giá
trị pháp lý và sự kiện thực tế sẽ khác gì nhau?
Nếu giả thuyết bạn nêu thành hiện thực
thì sẽ thêm hàng ngàn người được cấp thẩm quyền truy nguồn tin của báo
chí và nó sẽ thành một sự kiện chấn động với các nhà báo hoạt động trong
lĩnh vực xác minh đơn thư, điều tra theo yêu cầu bạn đọc.
Bởi vì chỉ với tổ chức hiện có của Cơ
quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân đã rất đông, chia thành 3
cấp chính: Cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an gồm có nhiều cục; Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có nhiều phòng và Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có nhiều đội. Tương ứng với tổ
chức của Cảnh sát điều tra còn có hệ thống thuộc Cơ quan An ninh điều
tra, dù quy mô nhỏ hơn nhưng cũng trải rộng trên toàn quốc.
Cạnh đó là lực lượng điều tra của quân đội, của kiểm lâm, cảnh sát biển, hải quan…
Trong khi đó ngoài ông thủ trưởng cơ quan
điều tra còn có khoảng 4-5 ông phó thủ trưởng cơ quan điều tra được ủy
quyền thường xuyên của thủ trưởng.
Thêm nữa, đặc thù cơ quan điều tra ở Việt
Nam lại có hình thức tổ chức thuộc khối hành pháp (như cơ quan điều tra
của công an thuộc bộ Công an), lệ thuộc về nhân sự, bộ máy, lương
thưởng… nên về nguyên tắc ông thủ trưởng cơ quan điều tra còn phải báo
cáo với cáo thủ trưởng cơ quan hành chính quản lý mình.
Như vậy cả về thực tế và pháp lý, nhà báo
và cơ quan sẽ phải phục vụ nhiều loại đối tượng hơn rất nhiều so với
hai đối tượng (viện trưởng VKS và chánh án tòa cấp tỉnh) quy định tại
điều 7 Luật Báo chí.
Thực tế đã có nhiều trường hợp người tố
cáo bị trả thù, dằn mặt đẫm máu xảy ra rồi, nên không phải tự nhiên có
quy định cho báo chí giấu nguồn tin mà mục tiêu là nhằm bảo vệ họ. Quy
định thêm như trên thì khả năng tên tuổi và những thông tin của người tố
cáo gửi gắm ở báo chí bị lộ lọt sẽ xảy ra nhiều hơn.
Bí mật nguồn tin và việc bảo vệ chúng, theo ông, có vai trò như thế nào trong hoạt động của cơ quan báo chí và nhà báo?
Qua việc tổ chức hội thảo về chủ đề này
vào giữa tháng 10 năm ngoái tại Hà Nội có sự tham dự của rất đông các
nhà báo, Hội Nhà báo, Bộ Thông tin & Truyền thông, giới luật gia và
cả lực lượng công an, chúng tôi thấy rằng bảo vệ nguồn tin là quy định
pháp lý và cả đạo đức nghề nghiệp của mọi nền báo chí trên thế giới mà
Việt Nam đã tiếp thu cả vào trong luật và quy định đạo đức nghề nghiệp
của Hội Nhà báo.
Kết quả khảo sát, nghiên cứu với hơn 100
nhà báo điều tra ở 12 tỉnh của chúng tôi tiến hành năm ngoái cho thấy,
người tố cáo vẫn còn rất tin cậy kênh thông tin báo chí. Cùng thời điểm,
kết quả nghiên cứu của Thanh tra Chính phủ với Ngân hàng Thế giới cho
thấy có một tỷ lệ cao các thành phần khác trong xã hội cho rằng báo chí
đi trước cơ quan pháp luật trong phanh phui hành vi tham nhũng.
Từ đó thấy rằng, đối với người tố cáo thì
báo chí hiện là một trong những lựa chọn tốt nhất của họ khi muốn đưa
ra ánh sáng một hành vi xấu. Tại hội thảo năm ngoái, nhiều nhà báo có
kinh nghiệm còn nói nguồn tin là yếu tố “sống còn” của báo chí, “bán”
nguồn tin thì không ai dám cộng tác với báo chí nữa.
Năm 2012 khi dự thảo Luật phòng chống
tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến, cũng có quy định “cơ quan báo chí,
phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông
tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc
xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”. Việc này và đề xuất của bộ Công
an hiện nay có giống và khác gì nhau về bản chất pháp lý?
Về bản chất thì tương tự nhau. Nhưng nếu
đưa thêm vào Điều 7 Luật Báo chí hiện hành thì phạm vi lại hẹp hơn, bởi
quyền này chỉ thực hiện khi điều tra tội phạm nghiêm trọng, tức là loại
tội danh có hình phạt từ 7 năm trở lên. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở
chỗ khi đã xác định có 1 hành vi có dấu hiệu tội phạm đến nghiêm trọng
trở lên thì có nghĩa rằng một vụ án đã được khởi tố, và lúc ấy vai trò
Viện kiểm sát đã được thể hiện ở việc phê chuẩn quyết định khởi tố ấy.
Vì thế có lẽ chẳng cần sửa Điều 7 làm gì
vì nếu cần thiết ông viện trưởng Viện Kiểm sát vẫn có thể sử dụng quyền
hạn đang dược quy định của Luật Báo chí để yêu cầu báo chí cung cấp
nguồn tin.
Nhưng nếu không sửa nhiều ở điều 7 như dự
thảo Luật PCTN trước đây thì lại quá rộng, có thể tiến hành ngay giai
đoạn trinh sát, và hành vi tùy tiện rất có thể xảy ra…
Ông có thể cho biết mô hình bảo vệ
nguồn tin của báo Pháp luật TP.HCM, nơi ông công tác hoặc mô hình bảo vệ
nguồn tin báo chí mà ông từng nghiên cứu, từng biết hay không?
Ngoài việc thực thi đúng quy định tại
Điều 7 Luật Báo chí và Quy chế xác định nguồn tin của Bộ Thông tin &
Truyền thông, Báo Pháp luật TP HCM còn có Bản Quy chuẩn ứng xử của
những người làm báo Pháp luật TP HCM. Bản quy chuẩn này đề cập tới nhiều
hành vi ứng xử của người làm báo, nhưng đặc biệt nhấn mạnh nghĩa vụ bảo
vệ nguồn tin, ngay cả với đồng nghiệp trong cơ quan, nếu việc tiết lộ
nguy hiểm cho người cung cấp thông tin. Ngoài ra là tờ báo pháp luật nên
các thông tin liên quan đến vấn đề này đều được ưu tiên.
Trong quá trình nghiên cứu về báo chí địa
phương phòng chống tham nhũng, chúng tôi cũng gặp nhiều mô hình tốt
chấp hành Luật Báo chí và quy định về đạo đức nghề nghiệp của Hội Nhà
báo Việt Nam. Trong các phản ánh của nhà báo ở địa phương thì đối tượng
can thiệp trái thẩm quyền chủ yếu là công an địa phương, và đều ở yêu
cầu báo chí cung khai nguồn tin.
Hiện nay chúng ta có thêm Luật Tố cáo và
có đã văn bản hướng dẫn về bảo vệ người tố cáo nên tôi nghĩ vấn đề rất
cần là truyền thông mạnh mẽ về chủ đề này và phát huy nó trên thực tế.
Cách đây mấy năm, bộ Công an đề xuất
Quốc hội thông qua điều luật xem các tài liệu trinh sát của cơ quan điều
tra, trong đó có việc băng ghi âm nghe lén điện thoại là chứng cứ trong
vụ án hình sự. Theo ông, điều này có sự giống hay khác nhau với đề xuất
của Bộ Công an đối với Điều 7 Luật báo chí hiện nay hay không?
Các tài liệu trinh sát mà bộ Công an đề
xuất so với tài liệu báo chí sử dụng là không giống nhau, ít nhất là chủ
thể thu thập thông tin. Công an áp dụng các biện pháp trinh sát để xác
định dấu hiệu nghi vấn phạm tội, muốn xử lý họ sẽ tiến hành quy trình tố
tụng và các thông tin họ sử dụng sẽ rất hệ trọng bởi lý do rất đơn giản
là kết quả làm việc của họ sẽ là các quyết định tố tụng. Các quyết định
này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền, tài sản và thậm chí sinh mệnh người
dân.
Còn tài liệu báo chí thu thập là phục vụ
các đối tượng công khai, kết quả làm việc của nhà báo chỉ là các bài báo
và bài báo thì không phải là quyết định tố tụng nên mức độ ảnh hưởng ít
hơn.
Do đó tại điều 100 Bộ luật mới có quy
định “tin báo tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng” là căn cứ
khởi tố vụ án, nghĩa là cơ quan tố tụng lại phải điều tra xác minh lần
nữa.
Xin cám ơn ông.
Theo NĐT/SGTT
Nhưng trong thực tế xã hội VN, kể cả nhà báo, hay Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân thì cũng đã có tình trạng "xì tin" (và người KNTC bị lãnh đủ mọi sự trả thù hèn hạ)
Trả lờiXóa" Mãnh lực đồng tiền", hic!
Trả lờiXóaĐằng nào thì thằng dân ngu quá lợn cũng chết, bởi hên / xui thôi (có chạy án hoặc không chạy án).
Trả lờiXóaVì ... nhà nước ta là nhà nước pháp quyền mà có thòng cái đuôi XHCN, hu hu ...
(Làm gì có chuyện tam quyền phân lập rõ ràng? làm gì có việc tòa án xét xử độc lập và chỉ TUYỆT ĐỐI tuân theo pháp luật ? Hiện tượng dân oan, án tồn đọng quá lâu, và án oan sai, luật sư không có thực quyền, thẩm phán lợi dụng chức vụ quyền hạn để cấu kết với luật sư cò mồi chạy án ..v.v.. là một minh chứng )