++ ++ THÂN MẾN CHÀO CÁC BẠN ++ ++

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Chính quyền trong sạch hay thối nát ?

 Xử lý người đưa hối lộ – Nên hay không?
 

Bùi Hoàng Tám

Trong tình hình tham nhũng nghiêm trọng như hiện nay, theo mình có lẽ không nên xử lý người đưa hối lộ để khuyến khích người dân nói ra sự thật. Theo các bạn, có nên xử lý cả người đưa hối lộ như qui định hiện nay không?

Một lần nữa, câu hỏi có xử lý người đưa hối lộ hay không lại được đặt ra tại Hội thảo về phòng chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ vừa tổ chức tại Hà Nội.

Đây đã và đang là câu hỏi nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau bởi thực tế, nếu không xử lý người đưa hối lộ thì không đúng luật mà xử lý thì sẽ không có ai dám đứng ra tố cáo.

Việc đưa và nhận hối lộ vốn là việc làm rất kín đáo, chỉ có người đưa và người nhận biết. Trong khi đó, một người không bao giờ nói ra còn một người thì không dám nói ra. Hậu quả là tệ nạn này tràn lan mọi nơi, mọi lúc nhưng rất ít vụ việc được đưa ra ánh sáng.

Vì vậy, có ý kiến còn cho rằng qui định xử lý người đưa hối lộ là rào cản,  thậm chí có thể còn là nguyên nhân khiến công cuộc phòng chống tham nhũng kém hiệu quả.

Trong khi Điều 289 Luật Hình sự 1999 của ta qui định hình thức cao nhất của tội đưa hối lộ là tử hình thì một số nước như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore… không chỉ không xử lý người đưa hối lộ mà họ còn thưởng 20% số tài sản hối lộ để khuyến khích tố giác tội phạm.

Đây cũng là những nước được nhiều tổ chức quốc tế xếp ở nhóm minh bạch nhất, thậm chí thường xuyên đứng đầu bảng xếp hạng như Singapore.

Trong khi đó ở ta, nạn tham nhũng, hối lộ đã biến dạng hết sức tinh vi, thành “nghệ thuật” và đang được “hợp thức” như một nét “văn hóa độc đáo”.

Về bản chất, việc hối lộ thường ở mấy dạng: Tự nguyện, bắt buộc và giao thoa giữa tự nguyện – bắt buộc.

Dạng tự nguyện ví dụ như doanh nghiệp hối lộ quan chức để giành công trình, dự án. Người bất tài dùng tiền để chạy chức, chạy quyền. Những kẻ làm việc sai trái chạy tội…

Dạng thứ hai là bị ép buộc hoặc bị đẩy tới tình thế bắt buộc phải hối lộ như người bệnh phải đưa phong bì cho bác sĩ nếu không thì không được chạy chữa kịp thời. Doanh nghiệp nông thủy sản phải hối lộ cho hải quan để kiểm tra nhanh không hàng hỏng. Lái xe chung chi cho cảnh sát giao thông nếu không muốn bị bắt lỗi.  Cán bộ cơ quan công quyền lợi dụng sự thiếu hiểu biết để hành dân…

Dạng thứ ba, kết hợp hai dạng trên. Người nhận không ép nhưng người đưa vẫn phải tự nguyện bởi nếu không đưa thì không được việc. Nhiều người phải đưa hối lộ vì những nhu cầu chính đáng như mong muốn con mình vào trường chuẩn, trái tuyến…

Vì vậy, những người ủng hộ phải xử lý người đưa hối lộ đưa ra lý do những người này (chủ yếu là ở dạng chủ động) cũng là tội phạm, thậm chí phải xử nặng hơn bởi chính họ đã lôi kéo người khác phạm tội. Phía không đồng tình thì cho rằng những người đưa hối lộ là nạn nhân (dạng bắt buộc) bởi họ bị đẩy tới con đường không thể làm khác…

Những lập luận trên đều có lý và không có bất cứ điều gì thỏa mãn tất cả mọi người, trong mọi trường hợp. Vì vậy, luật pháp cũng cần có sự linh hoạt trong từng sự việc cụ thể.

Theo mình, trong tình hình tham nhũng nghiêm trọng như hiện nay, có lẽ không nên xử lý người đưa hối lộ để khuyến khích người dân nói ra sự thật.

Theo các bạn, có nên xử lý cả người đưa hối lộ như qui định hiện nay không?

Theo Dân Trí


--------------

 Hội thảo làm chi cho rườm rà, tốn kém, rách việc, mà lại không đưa ra đuợc một giải pháp có hiệu quả.

Câu trả lời nên hay không nên ? Quá dễ ợt !


- Những người dân lương thiện bảo nên. 

- Quan tham bị mất cơ hội ăn sẽ bảo không nên. 
- Người dân nào quen thói hành xử ... lưu manh, côn đồ, bất chấp thủ đoạn thì bảo : không nên (bởi đây chính là mục đích sống duy nhất của họ : họ sống nhờ sâu )

--> Vậy thì câu trả lời thiết tưởng đã quá rõ. Quan hệ này là quan hệ 2 chiều mà chỉ xử lý có 1 chiều thì làm sao mà dứt điểm cho được ??? Tham nhũng giờ là quốc nạn thì cũng phải thôi , không thể trách người dân nghi ngờ chính quyền chọn tham nhũng là quốc sách.

 Số phận người dân thấp cổ bé họng thường dễ trở thành nạn nhân thê thảm của những côn an các cấp, nạn nhân của những thằng lưu manh côn đồ giả danh trí thức, là nạn nhân của cái gọi là pháp luật rối như canh hẹ, mà lại còn bị những thằng dân lưu manh côn đồ lắm tiền nhiều của nó lũng đoạn tùm lum như " ở cái nước mình nó thế" . Muốn nó không thế, quá dễ, chỉ có điều người có chức trách có muốn làm hay không làm cho đến nơi đến chốn mà thôi, nếu chính quyền thật lòng, và thật sự làm quyết liệt cũng như đã nói, để không còn có những thằng thú người khốn nạn sống bằng cái triết lý thối nát, đượm  tanh tưởi
mùi máu - mùi tiền :" Cái gì không mua được bằng tiền, thì mua được tất, bằng rất .. rất nhiều tiền". Cái nước mình nó đang ... khốn nạn thế đấy : trong 3 dạng hối lộ kể trên, thì dạng tự nguyện 1 và dạng 3 (cũng là tự nguyện) đều là những kẻ phạm tội ác tự nguyện, thử hỏi chúng có đáng thương hay không ?

Nếu chỉ có một cách giải quyết rõ ràng, sòng phẳng, tất nhiên cả 3 dạng hối lộ trên đều biến mất ngay tức khắc. Chứ pháp luật gì mà chỗ cần phải cân nhắc thì cứng nhắc, chỗ phải làm dứt khoát thì lại cứ câu kéo bằng ngụy ngôn từ :" linh hoạt " thì còn chờ tới tết Congo cũng không có cái gọi là :"chính quyền trong sạch, vững mạnh ", chỉ có 1 thứ chính quyền tham nhũng, thối nát ...thối nát và thối nát ...


Chính quyền tham nhũng, thối nát... mới đẻ ra những tệ nạn xã hội ( điều này khó một ai chối cãi được ), mới đẻ ra cái gọi là quả bomb Đoàn Văn Vươn bị mang tội giết người mà không có người chết, đẻ ra cái gọi là " biến nạn nhân thành tội phạm, biến tội phạm thành người có công ", đẻ ra cái gọi là " vụ án gây tiếng vang " ở Khánh Hòa- Nha Trang, đẻ ra cái gọi là quái thai của pháp luật : "tự xử" ..v.v..  & ..v.v.. bởi đã tới lúc, tới mức, tới ngưỡng SOS : chẳng còn ai tin được vào pháp luật của xứ lừa.

2 nhận xét:

  1. thử làm quyết liệt tử hình mấy thằng quan tham nhũng+hối lộ gộc như thằng TQ, thì may ra bọn chúng mới chùn tay :" Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt".

    Bằng như ngược lại, cứ xàng xê xang xề cống ... ởm ờ ẻo ợt ...làm bộ làm tịch như ta đây cũng chống tham nhũng, cũng có pháp luật này nọ ...nhưng với bọn ăn cướp mà luật pháp không nghiêm, thì hễ thằng to đầu ăn khủng, mấy thằng dưới cũng thừa thắng xông lên khí thế : mầy ăn được, thì tao cũng phải ăn, ngu gì không ăn ? thế là chúng nó cùng chia động từ ăn : tôi ăn-anh ăn-nó ăn-chúng tôi ăn-các anh ăn-chúng nó ăn ...blah ...blah ... ăn hoài được hoài , chúng có ngu đâu ? sao mà lại không ăn ? " Trống chùa ai đánh thì thùng - Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng "

    Trả lờiXóa