++ ++ THÂN MẾN CHÀO CÁC BẠN ++ ++

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Khi bảo kê là ... côn an thì sao ? Dĩ nhiên là chỉ có dân chết !

.... phát hiện trên 6.000 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (nhiều hơn 55,9% so với cùng kỳ năm 2012); khám phá trên 28.482 vụ vi phạm pháp luật hình sự, xử lý trên 46.000 đối tượng, liên tiếp triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, hoạt động có tổ chức theo kiểu “xã hội đen”.

----

http://www.phapluatvn.vn/phapdinh/phong-xu-luong-tam/201307/Can-gian-hanh-vi-con-do-nam-sinh-vien-bi-danh-chet-2080769/

http://www.phapluatvn.vn/thoi-su/toan-canh/201307/Toi-pham-bieu-hien-long-hanh-vi-duoc-bao-ke-2080748/

Tội phạm biểu hiện lộng hành vì được “bảo kê”?

Không “khoán trắng” cho biện pháp trừng trị mà cần phải có sự giáo dục là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Chỉ đạo 138/CP tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và Ban Chỉ đạo 138 của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm 6 tháng đầu năm diễn ra chiều qua (29/7).

Tội phạm có biểu hiện lộng hành

Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an - cho biết, 6 tháng đầu năm, kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm về hình sự, kinh tế, tham nhũng, môi trường, tội phạm ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao có những chuyển biến tích cực. Một số địa bàn trọng điểm của các địa phương (như TP.Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội, TP.Đà Nẵng, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, An Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…) đã từng bước được chuyển hóa góp phần củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân.

Ban Chỉ đạo 138/CP đánh giá: “Trong các hoạt động phòng ngừa tội phạm, việc kiện toàn, nâng cao chất lượng của gần 18.000 tổ hòa giải, tổ chức hòa giải thành hàng chục nghìn vụ mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân đã góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho đông đảo các tầng lớp nhân dân ở cộng đồng dân cư”…

Đại diện các Bộ, ngành, tổ chức tham dự Hội nghị đều cho rằng, cùng với những nỗ lực phòng, chống của các cơ quan chức năng thì “sức mạnh quần chúng” thông qua việc kết nối, phát triển các mô hình vận động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm cũng như các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể và nhân dân trong phòng chống tội phạm và cảm hóa những người “sa ngã”, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng… góp phần quan trọng cho công tác phòng chống tội phạm.

Nhưng tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng, ở một số nơi có biểu hiện hoạt động lộng hành, tệ nạn xã hội gia tăng cả về qui mô và tính chất. Hiệu quả phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm do nguyên nhân xã hội nói riêng chưa cao. Phong trào quần chúng nhiều nơi còn yếu, thậm chí có nơi người dân không dám tố giác, đấu tranh với tội phạm vì sợ bị trả thù. Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở một số lĩnh vực chưa chặt chẽ, để tội phạm lợi dụng hoạt động. Một số nơi hoạt động của các băng nhóm tội phạm có dấu hiệu “bảo kê” của cán bộ chính quyền cơ sở…

Siết chặt địa bàn trọng điểm về tội phạm

Ghi nhận ý kiến của đại diện các Bộ, ngành, tổ chức về kết quả phòng chống tội phạm 6 tháng đầu năm 2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: “Những kết quả đã đạt được trong công tác phòng chống tội phạm đã mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân”.

Nhưng với những mặt hạn chế đã được ban Chỉ đạo 138/CP thừa nhận, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý đến những nguyên nhân chủ quan cần phải khắc phục mạnh mẽ hơn trong công tác phòng chống tội phạm thời gian tới, trong đó có tình trạng tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên, sự xuống cấp về đạo đức, coi thường pháp luật của một bộ phận người dân...

Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo 138 các cấp triển khai đồng bộ các giải pháp để phòng chống tội phạm, nhất là tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cho nhân dân vì “phòng chống tội phạm không chỉ “khoán trắng” cho biện pháp trừng trị mà cần phải có sự giáo dục”, nâng cao chất lượng các mô hình, phong trào quần chúng trong bảo vệ an ninh trật tự từ cấp cơ sở, cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi đang phát huy tác dụng ở nhiều địa phương.

“Cấp ủy, chính quyền phải chịu trách nhiệm về tình hình an ninh trật tự”, siết chặt những địa bàn trọng điểm, nhất là ở TP.HCM, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động tội phạm băng, ổ, nhóm, xã hội đen, tăng tỷ lệ tin báo tội phạm được xử lý (hơn 90%), thanh kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng “bảo kê” tại một số địa bàn, chủ động xử lý không để tình trạng tội phạm lộng hành...                   

6 tháng đầu năm, đã phát hiện gần 7.000 vụ phạm tội về kinh tế, tham nhũng, thiệt hại trên 61.000 tỷ đồng, điều tra làm rõ nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thu hồi cho Nhà nước trên 16.000 tỷ đồng; phát hiện trên 6.000 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (nhiều hơn 55,9% so với cùng kỳ năm 2012); khám phá trên 28.482 vụ vi phạm pháp luật hình sự, xử lý trên 46.000 đối tượng, liên tiếp triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, hoạt động có tổ chức theo kiểu “xã hội đen”.

Riêng tội phạm mua bán người tăng 14% về số vụ và 12% tổng số nạn nhân so với cùng kỳ; điều tra, làm rõ 168 vụ phạm tội mua bán người, bắt 286 đối tượng. Số đối tượng truy nã phát sinh giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2012 (phát sinh mới 3.840 đối tượng truy nã).

H.Giang

1 nhận xét:

  1. ... tăng tỷ lệ tin báo tội phạm được xử lý (hơn 90%), thanh kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng “bảo kê” tại một số địa bàn, chủ động xử lý không để tình trạng tội phạm lộng hành...

    ----
    Côn an còn làm công cụ cho tội phạm thì xử lý làm sao nổi ?

    Trả lờiXóa