++ ++ THÂN MẾN CHÀO CÁC BẠN ++ ++

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Nhân tai làm hại chết nhân tài hết rồi, chứ gì nửa ?

Trong lịch sử thế giới nói chung , lịch sử Việt Nam nói riêng , thì  ở đâu có nhân tai, ở đấy có thảm họa khủng khiếp. Thậm chí có thể còn khủng khiếp hơn cả thiên tai. Và : " Có nhân tai quả thật là một điều còn thậm tệ hại hơn là không có nhân tài ".

Trái lại, ở đâu có nhân đức, thì ở đấy người dân được hưởng hạnh phúc, thiên hạ được thái bình. Vậy người có nhân có đức chẳng phải cũng là một dạng nhân tài hay sao ? 

Chả biết ai nói câu này :)) " Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Hic!

Câu nói trên vẫn chưa chính xác, trong thực tế lịch sử của đất nước-con người-xã hội Việt Nam, cho ta nhận thấy một điều hết sức rõ ràng, hiển nhiên : loại người có tài mà không có đức, chẳng những vô dụng mà lại còn là một mối nguy hiểm lớn nhất cho cộng đồng, bởi vì : chính họ là những nhân tai !

" Có tài mà không có đức chính là nhân tai " & do đó, không còn có thể coi đó là một người có tài được, chưa nói đến việc coi họ như là một người xuất chúng - như tác giả TĐT nhận định về ông LD.

Vì vậy mà phần lớn người dân VN chả ai thừa nhận giống như tác giả Trương Đình Trung, Đặng Phong, và dĩ nhiên như cả ông Lê Kiên Thành*  :))  ... nếu ai hổng tin thì cứ làm phép thử : lấy ý kiến nhân dân đi ?

(trích )

http://danluan.org/tin-tuc/20130710/truong-dinh-trung-ve-bai-noi-chuyen-moi-phat-hien-cua-co-tong-bi-thu-le-duan

 Về bài nói chuyện mới phát hiện của cố tổng bí thư Lê Duẩn
.....

Từ góc độ cá nhân, tôi thiển nghĩ rằng trường hợp của ông cố TBT Lê Duẩn là một bằng chứng rằng dân tộc Việt Nam, tuy thông minh, đã và đang không có những nhà lãnh đạo ngang tầm với thế giới, và có lẽ đó là yếu điểm lớn (chỗ này đúng ra phải sửa lại - tuy nhiên sửa nhưng vẫn giữ theo gần giống như ý của tác giả -
đó là điểm yếu nhất, không ai nói là yếu điểm lớn (vì sai nghĩa), hoặc điểm yếu lớn . Yếu điểm : là điểm quan trọng nhất. Ví dụ tương tự : Yếu nhân : là nhân vật quan trọng nhất) lý do khiến đất nước không vươn lên được mạnh mẽ, vẫn tụt hậu về nhiều mặt so với các quốc gia khác, không thoát ra được khỏi ảnh hưởng bao trùm của Trung Hoa.

Phải thừa nhận rằng ông Lê Duẩn là một người tài năng, có thể ở mức xuất chúng, nghĩa là thuộc loại nhân tài hiếm hoi. (tài năng ư ? không phải. Xuất chúng ư : càng không phải nốt. Hiếm hoi ư ? cũng chả phải hiếm hoi gì lắm đâu, ông bà ta có câu :" Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã " , trường hợp ông Lê Duẫn và còn nhiều ông khác tương tự thì cũng y như rứa đó :)) Việc ông từ một người vô danh, ngoi lên, loại dần những đối thủ lớn như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm văn Đồng, thu phục được Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn, và rồi lấn át ngay cả vị lãnh tụ cao nhất, trở thành kẻ cầm vận mệnh của cả dân tộc trong tay trong một thời gian dài là một bằng chứng hùng hồn về tài năng xuất chúng đó.(tác giả đã lầm - người đời từng có câu : " Vô độc bất trượng phu" :)

----------

Trở lại bài viết của ông Đặng Phong :" Suy ngẫm từ một bài nói  mới tìm lại được của Lê Duẩn ".

(trích )


Tài liệu ngắn ngủi này phản ảnh một cung đoạn rất sắc nét trong những dòng suy nghĩ của Lê Duẩn về những vấn đề kinh tế Việt Nam.

Có thể nêu lên mấy suy nghĩ rất quan trọng sau đây trong bài phát biểu của ông:

Thứ nhất, ông thẳng thắn nói lên một sự thật tuy rất bình thường, thậm chí là tất yếu, nhưng không phải ai cũng có thể nói ra: Ông cho rằng trước một thực tế rất mới mẻ của Miền Nam sau ngày giải phóng, thì những cách suy nghĩ, những cách đánh giá, cách phân tích, cách lựa chọn giải pháp của mỗi người tất nhiên không thể một lúc giống nhau. Sự khác nhau đó là bình thường. Đó là phép biện chứng của nhận thức, của tư duy. Nhưng từ lâu chúng ta có thói quen ngại nói ra những cái gì là không giống nhau trong suy nghĩ. Từ cái ngại đó mà đã có thói quen ngộ nhận hoặc cố tình tạo ra ngộ nhận rằng luôn luôn có sự nhất trí cao giữa những bộ óc chủ chốt trong những vấn đề chủ yếu của đất nước. Nhưng sự nhất trí như thế không bao giờ là cái “tự thân”, mà chỉ có thể là kết quả của những gặp gỡ, đối thoại, thuyết phục và điều chỉnh giữa những ý kiến khác nhau. Lê Duẩn đã nói được điều đó ngay trong đoạn mở đầu của bài phát biểu:

“Chúng ta xưa nay tưởng đã nhất trí với nhau, nhưng thực ra chưa phải nhất trí lắm đâu… Chính những cái gì rất chung và rất quan trọng đó mà ta nắm giống nhau, thì khi đi vào cụ thể càng dễ giống nhau hơn”.

Thứ hai, ngay sau khi giải phóng Miền Nam khoảng 2 tuần, Lê Duẩn đã trực tiếp vào Nam quan sát và tìm hiểu tình hình. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, ông đã có một cách nhìn khá độc lập về thực trạng kinh tế Miền Nam, không lệ thuộc vào những khung lý thuyết có sẵn. Ông đánh giá khá tích cực về hàng loạt ưu điểm của nền kinh tế thị trường ở Miền Nam. Chẳng hạn: Ông không quá nhấn mạnh vào cái gọi là chủ nghĩa thực dân mới với những tính chất ăn bám, mục nát, phồn vinh giả tạo, với những bản chất phản động của giai cấp tư sản mại bản… Ngược lại ông lưu ý tới những sự thật không thể chối cãi được là cách làm ăn có hiệu quả của kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản, với năng suất lao động cao hơn, dù là bóc lột thì người bị bóc lột cũng có đời sống khá hơn…. Ông nói:


“ Tại sao chúng nó là tư bản, chúng nó bóc lột người ta dữ, mà năng suất của nó vẫn cao. Vì nó là tư bản nhưng nó đi theo quy luật của nó, nó bóc lột nhưng mà vẫn tiến lên… Bây giờ nông dân ở miền Nam họ làm rất khá, mà nông dân thì phần nào hoá tư sản rồi”.

Thứ ba, qua thực tế của mô hình kinh tế Miền Nam, ông đã so sánh trở lại với mô hình kinh tế Miền Bắc và ông thẳng thắn thừa nhận nhiều nhược điểm của mô hình kinh tế ở Miền Bắc trong thời kỳ xây dựng CNXH. Ông nói:

“Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật… Nay có được miền Nam là để chúng ta thấy lại cho rõ hơn nữa. Còn ta chủ nghĩa xã hội nhưng chưa đi đúng quy luật xã hội chủ nghĩa của ta, đúng mặt này nhưng không đúng mặt kia, cho nên ta cứ chập chờn mãi, chòng chành mãi.”

“Tại sao người thợ ở ngoài này không bằng người thợ ở trong kia? Mình trả lời làm sao? Anh là chủ nghĩa xã hội mà tại sao anh lại không được bằng trong kia, anh trả lời làm sao? Đảng ta phải có trách nhiệm về những điều sai như vậy. Có thể vì chiến tranh, vì nhiều thứ, tôi đồng tình như vậy, nhưng trong đó cũng có khuyết điểm của mình chứ không phải không có khuyết điểm đâu” .


...v.v...

-----

Chẳng cần phải đợi tới  "ông Lê Duẩn - là một người tài năng, có thể ở mức xuất chúng, nghĩa là thuộc loại nhân tài hiếm hoi". (lời của tác giả Trương Đình Trung :) mới cho chúng ta thấy được   " một cung đoạn rất sắc nét trong những dòng suy nghĩ của Lê Duẩn về những vấn đề kinh tế Việt Nam". (lời ông Đặng Phong ), sau ngày 30/4/1975 chỉ cần những người bộ đội bình thường, có một bộ óc bình thường, họ đã nhận chân ngay được những trò tuyên truyền dối trá, lươn lẹo của các chính trị viên, chứ chưa cần tới bộ óc tinh tế, quan sát bén nhạy như của nhà văn Dương Thu Hương với những thừa nhận thẳng thắn của bà : " Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . .nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử.... " 

  Thử hỏi : một chế độ mà " nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người" ...và lại còn bịt cả mồm con người (không có tự do báo chí, không có tự do ngôn luận,không có tự do lập hội ..v.v.. chí ít chỉ cần có tự do báo chí = 1/2 hay =1/3 như dưới thời pháp thuộc hay như dưới thời VNCH ), thì những lời của ông LD chẳng có gì mà lạ, mà hay, mà xuất chúng gì gì cả, chỉ lạ là nếu như nó từ bất kỳ một ai đó nói huỵch tẹt ra - ngoài bà DTH, vào những thời điểm ấy ....

  Trong bài báo : LÊ KIÊN THÀNH - NHỮNG CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ CHA TÔI, LÊ DUẨN
 

(trích)

"Tôi vẫn đối diện với những lời đồn về cha mình trên dưới 50 năm nay. Nhưng tôi tự hào về ông vô cùng vì tôi hiểu rằng, một người đàn ông có thể diễn kịch với cuộc đời nhưng chân dung họ hiện lên trong mắt con cái là chân thực nhất."  


- Dĩ nhiên phải là như vậy rồi, hơn nửa, nếu như một người đàn ông có thể diễn kịch với cuộc đời đó lại là một ông TBT đảng CSVN khét tiếng về quyền lực và sắt máu - ông Lê Duẫn. Cũng như bây giờ đây, với những bài báo của một nền báo chí hoàn toàn do đảng lãnh đạo, có thể thấy ông Lê kiên Thành cũng là một người đàn ông đang diễn kịch với cuộc đời ...

--------
  THAM KHẢO :

* CON TRAI LÊ DUẪN LÀM KINH TẾ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA - Dương Kỳ Anh
01/05/2013

Trong bài viết này, tôi không định đi sâu về những câu hỏi mà theo Đặng Phong “Còn là những thách đố đối với giới nghiên cứu”. Tôi muốn nói đến những vấn đề hiện nay, nói đến chính những suy nghĩ của Lê Kiên Thành.

Lê Kiên Thành sinh năm 1955. Lúc mẹ anh, bà Nguyễn Thụy Nga một cán bộ Hội phụ nữ Nam Bộ, quê ở Biên Hòa, Đồng Nai bước xuống con tầu tập kết ra Bắc, anh còn nằm trong bụng mẹ.

Bố anh, đồng chí Lê Duẩn xuống tầu lần ấy, đi cùng mẹ anh là để che “mắt” giặc. Tầu khởi hành, ông quay lên bờ, trở về Nam Bộ. Sau này, mẹ anh kể rằng, khi tạm biệt mọi người, ông ôm lấy đồng chí Lê Đức Thọ và nói “Anh ra thưa với Bác, 20 năm sau mới gặp Bác được”.

Theo Lê Kiên Thành đó là một lời tiên đoán thú vị. Đúng hai mươi năm sau, miền Nam mới được giải phóng, nước nhà mới thống nhất, non sông thu về một mối.

Lê Kiên Thành có hai bà mẹ. Mẹ đẻ của anh, bà Lê Thụy Nga sinh được 3 người con: Lê Vũ Anh, Lê Kiên Thành và Lê Kiên Trung. Mẹ cả, người Quảng Trị có 4 người con: Lê Hãn, Lê Minh Cừ, Lê Tuyết Hồng và Lê Thị Muội.

Những chuyện cảm động về gia đình anh đã được đăng trên một vài tờ báo . Câu chuyện giữa tôi và Lê Kiên Thành, là chuyện hôm nay.

“Anh thừa hưởng ở bố điều gì?”.

“Tình thương người”. :))

“Chỉ có tình thương thôi ư?”

“Cả đời ông sống vì tình thương, thương người như thể thương thân, từ thương vợ, thương con, đến thương nhà, thương nước…”  (Hic! :))

* 16 tấn vàng Lê Duẩn trở sang Nga?
http://vietinfo.eu/tu-lieu/16-tan-vang-le-duan-tro-sang-nga.html


Câu hỏi không có lời đáp thỉnh thoảng lại nêu ra: 16 tấn vàng của nhà nước VNCH để lại năm 1975 đã bị chở đi đâu, dùng làm gì? Tuần này, Quan Làm Báo, một trang blog được suy đoán là phe của ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, có bài “Bóng Ma lãnh tụ“ đã viết:
“… Vào thời điểm 1975 Ông Nguyễn Văn Hảo nguyên Thống đốc ngân hàng và Phó thủ tướng Việt Nam Cộng Hoà, Ông là người quyết định giữ lại 16 tấn vàng và bàn giao cho bộ đội CSVN, sau đó Lê Duẫn đã ra lệnh di chuyển số vàng đó sang Nga và ông bảo rằng trả nợ cho Nga, nhưng trên thực tế Lê Duẫn đã đưa vào một trương mục ngân hàng và để tên cho Con là Lê Kiên Thành, sau nầy Lê Kiên Thành đã bán số vàng nầy kinh doanh tại Nga sau đó đem về Việt Nam mở ngân hàng Techcombank….”
Nhà nước Hà Nội vẫn im lặng trước câu hỏi này.

6 nhận xét:

  1. Bài học hòa giải của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ
    By dinh.thai • November 10, 2011

    Tuần cuối tháng Mười vừa qua, Thẩm phán Liên bang Phan Quang Tuệ từ San Francisco đến thăm Quận Cam và phát biểu trong buổi tiếp tân khai mạc Đại Hội Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam kỳ thứ mười. Sau buổi lễ là bữa cơm tối với vài người thân.
    Thật vui khi gặp lại và nghe vị thẩm phán liên bang Mỹ gốc Việt đầu tiên nhắc những kỹ niệm, những chuyện người thật việc thật, xưa và nay của những người thân quen chung.
    Tản mạn bên ly rượu vang nơi góc một quán vắng, Thẩm phán Phan Quang Tuệ say sưa nói về kinh nghiệm hòa giải của nước Mỹ sau cuộc chém giết Nam-Bắc thời nội chiến. Và ông nhắc đến bài viết của ông thâu gọn từ hàng núi tài liệu ông đã dầy công sưu tập và gìn giữ bao năm qua.
    Bài viết của Thẩm phán Phan Quang Tuệ, nguyên văn như sau:
    Lúc bấy giờ là đêm ngày 8 tháng 4 năm 1865, Đại Tướng Robert Lee, thống lãnh Quân đội Miền Nam cùng Ban Tham Mưu ngừng chân đặt bản doanh Bộ Chỉ Huy trong một cánh rừng gần Toà Thị Xã Appamatox, thuộc tiểu bang Virginia. Sáu ngày liên tiếp trước đó đạo quân miền Nam đã đi không ngừng nghỉ tiến về phía Tây, hướng về dãy núi Blue Ridge, nơi mà Tướng Lee từng tuyên bố ông có thể cầm cự chiến đấu ít nhất là 20 năm. Nhưng đêm nay khi tướng Lee và Bộ Tham Mưu mệt mỏi của ông dừng quân tại Appamatox thì đạo quân miền Nam đang bị quân đội miền Bắc bao vây, lương thực cạn, hy vọng tiếp tế không có, hy vọng tăng viện cũng không. Xa xa tiếng đại bác xé màn đêm dội về… Tất cả hy vọng của tướng Lee lúc này chỉ còn đặt vào một vị tướng trẻ gan dạ, John Gordon. Vị tướng này sáng sớm hôm sau sẽ tiến quân chọc thủng phòng tuyến bao vây của quân đội miền Bắc.
    Cách đó không xa, viên sĩ quan phụ tá của tướng Grant, thống lãnh quân đội miển Bắc, bước vào phòng riêng của tướng Grant để đánh thức ông dậy. Người sĩ quan hầu cận vội mang đến tướng Grant một tách cà phê nóng hổi. Tách cà phê dẫu có giúp nhẹ đi cơn nhức đầu nhưng không làm giảm bớt mối căng thẳng lo âu của tướng Grant. Sau cùng tướng Grant kéo ghế ngồi, và khởi sự thảo bức thư trả lời thư mới nhận được từ tướng Robert Lee. “Tôi rất muốn hòa”, tướng Grant viết, “và mong muốn kết thúc cuộc chiến mà không phải tổn thất thêm một nhân mạng nào nữa. Nhưng cuộc hội kiến do Đại Tướng đề nghị vào 10 giờ sáng hôm nay không có một lợi ích nào cụ thể và tôi không có thẩm quyền quyết định hòa hay chiến.” Nhưng bức thư của tướng Grant chưa kịp đến tay tướng Lee, tiếng súng đã lại bắt đầu nổ.

    Trả lờiXóa
  2. Năm giờ sáng, sương mù còn bao phủ rặng đồi bên kia Appamatox. Loạt đạn đầu tiên xé màn sương, đánh thức sáng chủ nhật 9/ tháng Tư 1865, tiếp theo là tiếng thét tiến quân của quân đội miền Nam. Từng đợt tấn công của tướng Gordon đã đánh bật tuyến phòng thủ đầu của quân miền Bắc, chiếm nhiều cỗ súng đại bác, đánh bạt hai bên mở rộng đường tiến quân, và ào ạt tiến lên đồi. Nhưng từ phiá bên kia đồi, quân miền Nam đã đụng phải một bức tường dày đặc, kéo dài hơn 2 dặm, của hai đơn vị bộ binh quân đội miền Bắc. Và ép từ phiá sau là hai đơn vị bộ binh khác của quân miền Bắc tiến lên. Quân miền Nam bị kẹp vào giữa, tiến không được, lui cũng không xong, và chém vè cũng không được. Chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ sau, tướng Lee được tin khấp báo của tướng Gordon “Quân sĩ của tôi đã chiến đấu hết mình. Trình Đại Tướng tôi không làm gì hơn được nữa!”
    Lập tức tướng Lee triệu tập Ban Tham Mưu thâu hẹp để quyết định hoà hay chiến.
    Tướng Lee nói với các tướng bao quanh: “Giờ đây tôi chẳng còn làm gì hơn là đến trình diện và đầu hàng trước tướng Grant”.
    Nơi được chọn để nghị hòa là một căn nhà nhỏ mái ngói thuộc Appamatox, một thị xã hẻo lánh nằm vào phiá Nam tiểu bang Virginia. Có độ chừng 20 căn phố, lèo tèo vài cửa hàng nhỏ, một lữ quán và toà thị xã. Khi mặt trời leo lên cao là lúc Tướng Lee đã đến điểm hẹn, ông bước theo sự hướng dẫn của vị sĩ quan tuỳ viên và một sĩ quan tham mưu thuộc Bộ Tham Mưu của Tướng Grant. Tướng Lee, uy nghi trong bộ binh phục đại lễ, hông đeo trường kiếm, ngồi xuống cạnh một chiếc bàn gỗ nhỏ. Giờ đây ông đã có mặt ngay trong lòng đất đối phương.
    Vào khoảng nửa tiếng sau, tiếng giày nện trên sàn gỗ và Tướng Grant bước vào. Khác hẳn với Tướng Lee, Tướng Grant không đeo kiếm, không mặc quân phục, quần và đôi ủng lấm đầy bùn.

    Trả lờiXóa
  3. Theo lời yêu cầu của Tướng Lee, Tướng Grant đích thân thảo bản văn kiện chính thức đầu hàng của Quân đội Liên hiệp Miền Nam và sau đó tự tay trao cho Tướng Lee xem lại.
    Chậm rãi, từ tốn, Tướng Lee rút cặp kiếng đeo mắt, lấy khăn lau kỹ lưỡng, đeo kính lên và chăm chú đọc.
    “…. Vũ khí, đại bác và các tài sản công phải được liệt kê, sắp xếp và giao nộp cho một viên sĩ quan do tôi chỉ định. Những vũ khí này sẽ không gồm có vũ khí cá nhân của các sĩ quan, cũng như ngựa và tư trang của họ. Sau khi hoàn tất, mọi sĩ quan và binh sĩ sẽ được phép trở về nguyên quán, và sẽ không bị quấy nhiễu bởi các cơ quan cầm quyền chừng nào họ tôn trọng lệnh đầu hàng và tuân theo luật lệ địa phương nơi họ cư ngụ.”
    Lần đầu tiên trong buổi hội kiến, gương mặt của Tướng Lee tươi hẳn. Như vậy có nghĩa là sĩ quan và binh sĩ dưới quyền của ông sẽ không bị giam giữ như tù binh chiến tranh. Có nghĩa là họ sẽ không bị đem ra bêu riếu diễn hành hạ nhục trên các đường phố. Có nghĩa là họ sẽ không bị mang ra tòa truy tố về tội phản loạn.
    Tướng Lee nói, “Thưa Đại Tướng, những điều kiện đầu hàng thế này sẽ có ảnh hưởng rất tốt với quân đội của tôi.”
    Và tướng Lee nói tiếp, “Nhưng thưa ngài, trong quân đội miền Nam cuả tôi, ngay cả binh sĩ khi gia nhập cũng mang theo ngựa của họ vào quân đội.”
    Tướng Grant nói ông sẽ không thay đổi gì trong văn kiện đầu hàng, nhưng sẽ ra khẩu lệnh cho phép mọi binh sĩ miền Nam được phép mang ngưạ và lừa về quê quán để xử dụng trong việc trồng trọt ở các nông trại.
    Tướng Lee còn thêm một lời yêu cầu nữa. Ông trình bày cho tướng Grant biết ông còn giam giữ hơn một ngàn tù binh quân đội miền Bắc nhưng không có lương thực cung cấp cho họ và ngay chính quân đội của ông cũng không còn lương thực. Không ngập ngừng, tướng Grant đề nghị sẽ ra lệnh xuất kho cấp ngay khẩu phần cho hơn 25,000 quân sĩ của Quân đội Liên hiệp Miền Nam. Tướng Grant hỏi, “Như vậy, đủ chưa?”
    “Thưa quá đủ, quá đủ, thưa đại tướng.” Tướng Lee trả lời.

    Trả lờiXóa
  4. Tướng Lee đứng dậy, lần lượt bắt tay các sĩ quan trong Bộ Tham Mưu của Tướng Grant, bắt tay Tướng Grant, nghiêng mình chào tất cả mọi người có mặt và bước ra khỏi phòng họp.
    Tướng Grant và ban sĩ quan tham mưu đã đứng sẵn ở bao lơn trước căn nhà, nơi đôi bên nghị hòa. Khi ngựa Tướng Lee rảo bước đi qua, cặp mắt của hai vị tướng quân chạm nhau trong giây phút, họ đồng ngã nón chào nhau. Trên bao lơn xung quanh Tướng Grant và suốt trong sân trước căn nhà lịch sử, sĩ quan và binh sĩ miền Bắc đều đưa tay chào kính vị tướng bại trận Quân đội Liên hiệp miền Nam.
    Tin đồn đầu hàng của tướng Lee tràn lan mau chóng như thuốc súng. Khắp nơi binh sĩ miền Bắc reo mừng. Họ liệng lên không trung mũ nón, giày, bao đạn, áo hay bất cứ vật gì có thể ném tung lên được. Họ ôm nhau, hôn nhau. Các súng ống, kể cả đại bác bắt đầu nổ. Thế nhưng tướng Grant nhanh chóng ra lệnh ngưng ngay tức khắc những biểu lộ nổi vui mừng của binh sĩ miền Bắc. “Rồi sẽ có ngày mừng chiến thắng”, Tướng Grant giải thích, “Nhưng không phải là ngày hôm nay. Quân đội miền Nam đã đầu hàng. Chúng ta không được phép reo mừng trên chiến bại của họ”. Điều quan trọng với Tướng Grant là phải làm sao để thắng trận, đồng thời cũng phải gìn giữ cho bằng được sự toàn vẹn tình cảm giữa những người cùng trong cộng đồng dân tộc Hoa Kỳ.
    Bốn giờ 30 chiều ngày 9 tháng 4, 1865, Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh tại Hoa Thịnh Đốn nhận được một điện văn ngắn ngủi của Tướng Grant, “Tướng Lee đã buông súng đầu hàng theo những điều kiện do tôi ấn định.”
    Cách đó không bao xa, Tướng Lee cỡi ngưạ trở về bản doanh của mình. Dọc hai bên đường, binh sĩ miền Nam nghiêm chào vị tướng lãnh mà họ tôn sùng. Nhiều người bật khóc, phủ phục bên đường. Tướng Lee cũng không cầm được nước mắt. Về đến đại bản doanh, trước mặt sĩ quan và binh sĩ đứng chờ, Tướng Lee hướng về họ và nói : “Ta đã cố gắng làm tất cả những gì có thể làm được. Và nay lòng ta nặng chĩu không thể nói gì hơn”.
    Bước đi vài bước, ông dừng lại và thêm: “Các anh em hãy trở về quê quán. Và nếu các anh em sống được như những công dân tốt như các anh em đã từng chiến đầu như các chiến sĩ thì các anh em sẽ thành công. Và tôi sẽ luôn luôn hãnh diện vì các anh em.” Và Tướng Lee biến mình vào trong lều vải của mình.
    Điều kiện đầu hàng được hai tướng Lee và Grant ký kết tại Appamatox ngày 9 tháng 4, 1865 thì 3 ngày sau, ngày 12 tháng 4 mới là ngày Quân Liên hiệp Miền Nam chính thức buông súng đầu hàng.

    Trả lờiXóa
  5. Hai đạo quân dàn đôi bên con đường chạy theo phiá đông rừng Appamatox. Chỉ huy cánh quân miền Bắc và điều khiển buổi lễ là Tướng Chamberlain, nguyên là một giáo sư đại học, Huy Chương Danh Dự, hai lần bị thương trên chiến trường. Chỉ huy 28,000 sĩ quan và binh sĩ Liên hiệp Miền Nam là Tướng Gordon, một trong những cận tướng can trường của Đại tướng Lee, 4 lần bị thương tại mặt trận, một lần bị trúng đạn xuyên qua mặt.
    Tướng Chamberlain ghi lại trong hồi ký của mình: “Từng đoàn, từng đoàn, họ tiến bước theo nhịp quân hành, ép chặt vào nhau giống như một giòng người đội vương miện màu đỏ ối, giương cao quân kỳ và hiệu kỳ. Đây là những người mà gian lao, đau khổ, nhọc nhằn, kể cả tử thần không bẻ cong được quyết tâm của họ. Họ đứng thẳng hàng trước mặt đoàn quân chúng tôi, một đoàn quân tơi tả, xương xẩu, nhưng hiên ngang, mắt sáng ngời chiến thắng, họ là những hình ảnh sống phản ảnh mối liên hệ thắm thiết chỉ có thể có giữa những đồng đội trên chiến trường”.
    Không hề dự định trước, cũng như không hề được chuẩn y trước, Tướng Chamberlain bất thần hô lớn ra lệnh cho quân đội miền Bắc, “Bồng súng chào!”. Một tiếng kèn lệnh vang lên, và lập tức toàn thể đoàn quân miền Bắc bồng súng lên vai, tiếng báng súng rập khuôn vang lên.
    Phiá đối diện, Tướng Gordon thúc nhẹ con tuấn mã khụy hai chân trước xuống, người và ngựa cùng cúi đầu, gươm tuốt trần chúc mũi trong một giáng đìệu hùng vĩ tuyệt vời. Cùng lúc, đoàn quân miền Bắc chuyển qua bồng súng nghiêm chào. Họ chào những “anh hùng bại trận”, họ bày tỏ sự kính trọng của những người Hoa Kỳ đối với những người Hoa Kỳ.
    Và phiá hàng quân miền Bắc tiếp tục giữ đúng thế nghiêm. Không có thêm một tiếng kèn. Không có một tiếng trống. Không có một tiếng hô chiến thắng. Không có một tiếng nói. Không cả một tiếng thầm thì. Mà chỉ còn là một hàng quân im phăng phắc. Mọi nhịp thở như ngừng lại.
    Buổi lễ đầu hàng kéo dài 7 tiếng đồng hồ. Gần 28,000 người, trên 100,000 tấn vũ khí, đạn dược, quân kỳ, hiệu kỳ lần lượt bỏ xuống. Từng đơn vị tiến lên, gác súng, tháo bao đạn, và xếp súng xuống. Kế đến họ trìu mến cuốn hay xếp quân kỳ, hiệu kỳ, lắm cái tơi tả và lắm cái nhuộm máu đã khô, sau cùng họ khẽ đặt những lá cờ kia xuống mặt đất…

    Trả lờiXóa
  6. Ông Nguyễn Văn Hảo sau đó được thưởng gì ?

    Trả lờiXóa